Ưu tiên trong tuyển sinh đại học 2023 tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh

Tuyển sinh đại học năm 2023 vẫn áp dụng chính sách ưu tiên, song thí sinh cần lưu ý ưu tiên theo khu vực và ưu tiên với tổng điểm từ 22,5 trở lên.

Những quy định mới về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học 2023 đang được nhiều phụ huynh và học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12, quan tâm. Đây cũng là điểm mới so với các kỳ tuyển sinh trước. Do đó thí sinh cần hiểu rõ, nắm vững để tránh thiệt thòi, đồng thời chủ động về mọi mặt.

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học năm 2023 tạo sự công bằng về cơ hội cho các thí sinh

Theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023, quy định về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh là điểm mới. Thí sinh cần lưu ý, ưu tiên sẽ bao gồm theo khu vực và ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên. 

Về ưu tiên theo khu vực, mức điểm ưu tiên áp dụng theo 4 khu vực: 0,75 điểm với khu vực 1, 0,5 điểm với khu vực 2 nông thôn, 0,25 điểm với khu vực 2, khu vực 3 không ưu tiên. Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học trung học phổ thông (hoặc trung cấp). Nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau, thì điểm ưu tiên được xác định theo khu vực của trường gần nhất mà thí sinh theo học sau cùng.

Về ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng của thí sinh. Theo đó, nếu thí sinh khu vực 1 đạt 22,5 trở xuống sẽ được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nếu đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên là 0,3 và đạt 29 điểm thì điểm ưu tiên khu vực chỉ còn 0,1.

Việc thay đổi cách tính điểm ưu tiên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo dự lệnh từ quy chế tuyển sinh năm 2022, giúp thí sinh có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm thế, các trường chủ động phương án tuyển sinh. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều chỉnh này áp dụng với tất cả các phương thức xét tuyển. Do đó, khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh, các trường cần quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, phân tích dữ liệu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong 3 năm gần đây nhận thấy có sự bất hợp lý. Theo đó, các thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên tăng vọt so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu công bằng khi thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, trường có mức độ cạnh tranh cao.

Dữ liệu cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao, tỉ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp - trong khi nhóm này có lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên. Do đó, việc thay đổi cách tính điểm ưu tiên được đánh giá là tạo sự công bằng về cơ hội cho thí sinh trong việc lựa chọn phương án học tập, lựa chọn trường phù hợp nhất.

Theo Uông Ngọc/ PNO

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 trên cả nước có 5 ngày để thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024, từ 24/4 đến hết 28/4.
Thí sinh được Hiệu trưởng giới thiệu để ưu tiên tuyển thẳng vào đại học phải là thuộc nhóm 5 học sinh giỏi, có điểm trung bình cộng 3 năm THPT cao nhất trường.
Ngày 23/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định TP.HCM công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm đối với 53 ngành/chuyên ngành trong đợt tháng 4/2024.
Đa số các trường đại học tại TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 600-700 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thang điểm tối đa là 1.200.
Năm nay, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được sử dụng để xét tuyển vào 105 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước. Thí sinh xét tuyển bằng phương thức này cần lưu ý những quy định khác nhau về điểm sàn, quy định riêng của các trường và các ngành.
Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề