Tuyệt đối không được xét tuyển lại để đẩy thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển

Trong thông báo khẩn gửi các trường đại học, Bộ GD-ĐT lưu ý các trường tuyệt đối không được xét tuyển lại để đẩy thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển sau lần lọc ảo cuối cùng.

Sáng nay 17.8, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) đã có thông báo khẩn gửi các cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là các trường đại học), nhấn mạnh một số lưu ý Bộ GD-ĐT từng hướng dẫn các trường thực hiện.

Trong đó, Bộ GD-ĐT lưu ý các trường tuyệt đối không được xét tuyển lại để đẩy thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển sau lần lọc ảo cuối cùng.

Tuyệt đối không được xét tuyển lại để đẩy thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển

Bộ GD-ĐT lưu ý các trường tuyệt đối không được xét tuyển lại để đẩy thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển sau lần lọc ảo cuối cùng. TUẤN MINH

Thông báo cho biết, theo kế hoạch tuyển sinh năm 2024, ngày 17.8 là ngày lọc ảo cuối cùng với 2 lần lọc ảo. Vụ Giáo dục đại học đề nghị các trường tăng cường nhân lực, vật lực để thực hiện tốt công tác xét tuyển và lọc ảo. Đồng thời, rà soát để bảo đảm xét tuyển chính xác, đúng quy định, đúng quy trình và đúng thời gian quy định. Các trường tuyệt đối không được để nhầm lẫn khi đẩy file kết quả dự kiến trúng tuyển cuối cùng lên hệ thống.

Thông báo nhấn mạnh: "Sau lần lọc ảo cuối cùng, tuyệt đối không được xét tuyển lại để đẩy thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển sau lọc ảo. Các cơ sở đào tạo chỉ được công bố mức điểm trúng tuyển sau lần lọc ảo cuối cùng, công bố điểm trúng tuyển phải kèm theo việc công bố thang điểm xét tuyển và công bố thông tin tiêu chí phụ (nếu có)".

Thông báo cũng nhắc lại yêu cầu các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành, nhóm ngành đào tạo của nhà trường.

Nếu trường đại học xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì trường đại học và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo điều 27 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Những trường đại học tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.

Theo Quý Hiên/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay 2/11, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) đã chính thức công bố Kế hoạch tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy (Thinking Skills Assessment -TSA) năm 2025
Bộ GD-ĐT cho biết đang đề xuất 4 phương án trong công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, hiệu quả và đúng quy chế.
Từ năm 2025, học sinh vào đại học với phông nền kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Số lượng môn học thay đổi, kiến thức nền thay đổi đòi hỏi các trường đại học phải điều chỉnh chương trình đào tạo đại cương.
Thông tư hiện hành chưa xác định trên năng lực đào tạo tối đa của giảng viên mà đang tính chỉ tiêu riêng theo từng trình độ/lĩnh vực/hình thức đào tạo.
Thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được học môn nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật). Như vậy năm 2025, tại trường ĐH có các ngành năng khiếu như mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thanh nhạc... có sử dụng điểm của môn nghệ thuật để xét tuyển hay không?
Học sinh lớp 12 năm nay là lứa thí sinh đầu tiên thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy chế cũng như cấu trúc đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.