Tuyển vượt hơn 500% chỉ tiêu, Học viện Phụ nữ Việt Nam bị xử phạt 150 triệu đồng

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh và đào tạo tại Học viện Phụ nữ Việt Nam trong 2 năm 2022, 2023.

Tuyển vượt hơn 500% chỉ tiêu, Học viện Phụ nữ Việt Nam bị xử phạt 150 triệu đồng

Theo đó, Kết luận thanh tra chỉ ra Học viện Phụ nữ Việt Nam việc tuyển sinh trình độ đại học, thạc sĩ của trường đều có những vi phạm khi chỉ tiêu tuyển sinh vượt quy định.

Theo kết luận, với trình độ đại học, năm 2022 hình thức liên thông chính quy từ trung cấp, cao đẳng lên đại học ngành Công tác xã hội là 50 chỉ tiêu, trong khi chỉ tiêu theo quy định 26 (vượt 24 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 92,3%); liên thông hình thức vừa học vừa làm ngành Luật 63 chỉ tiêu, chỉ tiêu theo quy định 11 (vượt 52 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 472,7%); ngành Công tác xã hội 50 chỉ tiêu, chỉ tiêu theo quy định 8 (vượt 42 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 525%).

Năm 2023, liên thông chính quy ngành Luật tuyển 40 chỉ tiêu, chỉ tiêu theo quy định 34 (vượt 6 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 17,6%); ngành Công tác xã hội 42 chỉ tiêu, chỉ tiêu theo quy định 37 (vượt 5, tỷ lệ vượt 13,5%); liên thông hình thức vừa học vừa làm ngành Luật 60 chỉ tiêu, chỉ tiêu theo quy định 11 (vượt 49 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 445,5%); ngành Công tác xã hội 20 chỉ tiêu, chỉ tiêu theo quy định 12 (vượt 8 chỉ tiêu, tỷ lệ vượt 66,7%).

Cũng trong năm 2023, học viện tuyển sinh đại học hình thức liên thông vừa học vừa làm ngành Công tác xã hội vượt số lượng quy định, khi số trúng tuyển, nhập học (theo quyết định trúng tuyển) là 30 dù chỉ tiêu theo quy định là 12 (vượt 18 chỉ tiêu, tỉ lệ vượt 150%).

Với trình độ thạc sĩ, theo kết luận thanh tra, nội dung thông báo tuyển sinh thạc sĩ 2023 chưa bảo đảm về thời gian. Học viện có tổ chức học và đánh giá kết quả bổ sung kiến thức của học viên dự thi nhưng thiếu minh chứng thể hiện việc công nhận kết quả hoàn thành bổ sung kiến thức để xét điều kiện dự thi theo quy định.

Ngoài ra, hội đồng tuyển sinh trình độ thạc sĩ (năm 2022, 2023) có thành phần ủy viên (thư ký) không đúng theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của học viện.

Với trình độ tiến sĩ, học viện tự xác định và công bố đề án tuyển sinh năm 2023 là 8 chỉ tiêu nhưng trong thông báo ngày 2/10/2023 lại là 10 chỉ tiêu.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra nhiều sai sót của Học viện Phụ nữ Việt Nam trong hoạt động đào tạo.

Công tác tổ chức đào tạo thiếu căn cứ pháp lý để tuyển sinh và tổ chức đào tạo, thông tin về đội ngũ cán bộ giảng dạy (cơ hữu, thỉnh giảng) và cán bộ quản lý, kế hoạch và theo dõi kế hoạch giảng dạy tại TP.HCM. Đặc biệt, tại cơ sở này, việc tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học không đúng quy định.

Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu Học viện Phụ nữ Việt Nam chấn chỉnh công tác quản lý và khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện Quy chế tuyển sinh của Học viện.

Thực hiện công tác tuyển sinh các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đảm bảo đúng quy trình của Bộ GD&ĐT và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chấm dứt việc đào tạo trình độ đại học chính quy, trình độ thạc sỹ ngoài trụ sở chính không đúng quy định. Đồng thời lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính học viện về các hành vi nêu trên với số tiền 150 triệu đồng.

Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị và các cá nhân liên quan đến thiếu sót, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.

Theo Đỗ Hợp/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...