Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực 8 môn

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố phương án tổ chức kỳ thi độc lập để tuyển sinh vào ĐH năm 2023

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 sẽ có 8 môn.

Thời gian thi một hoặc hai đợt vào cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm, sau khi học sinh đã học xong Chương trình giáo dục phổ thông và trước khi học sinh thi tốt nghiệp THPT.

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nhằm đánh giá năng lực học sinh ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao để xét tuyển Đại học (ĐH). Cấu trúc đề thi các môn cụ thể như sau:

Các câu hỏi có nội dung thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, được giảng dạy ở trường THPT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thi trực tiếp, làm bài trên giấy tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và một số điểm thi ở các cơ sở giáo dục đại học ở miền Trung, miền Nam nếu có nhiều thí sinh ở miền Trung, miền Nam đăng kí dự thi.

Được biết, kỳ thi đánh giá năng lực của Trường cơ bản giữ ổn định như năm 2022. So với các kỳ thi đánh giá năng lực do các cơ sở giáo dục ĐH khác tổ chức, Kỳ thi của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có sự khác biệt đó là đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Còn các cơ sở khác, đề thi đều được thiết kế dưới dạng thi trắc nghiệm.

Quy chế tuyển sinh ĐH hiện hành quy định ba loại kỳ thi do trường ĐH tổ chức để sử dụng kết quả thi, xét tuyển ĐH hệ chính quy gồm:

- Kỳ thi tuyển sinh là kỳ thi được tổ chức gắn với quy trình xét tuyển, lấy kết quả thi làm căn cứ duy nhất hoặc căn cứ chủ yếu phục vụ xét tuyển.

- Kỳ thi độc lập là kỳ thi được tổ chức độc lập với quy trình xét tuyển, lấy kết quả thi làm căn cứ ở các mức độ khác nhau phục vụ xét tuyển.

- Kỳ thi bổ trợ là kỳ thi được tổ chức bổ sung cho phương thức tuyển sinh (như thi năng khiếu, thi tài năng, phỏng vấn) để lấy kết quả làm một căn cứ, một tiêu chí phục vụ xét tuyển.

Đối với tuyển sinh vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thời gian tới tăng dần chỉ tiêu cho phương thức sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực.

Tăng cường kết nối, giới thiệu để các trường ĐH công nhận và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để xét tuyển vào các ngành đào tạo trình độ ĐH của các trường đó.

Kỳ tuyển sinh năm 2022, Trường đã tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực với tính chất là kỳ thi tuyển sinh riêng. Trường đã huy động 200 chuyên gia, giảng viên biên soạn 300 câu hỏi tự luận, 5000 câu hỏi trắc nghiệm. Từ ngân hàng câu hỏi nguồn, biên soạn 9 đề thi chính thức (môn tiếng Anh thi hai ca khác nhau) và 9 đề thi dự bị. Tổ chức thi đánh giá năng lực cho 2367 thí sinh với 5315 bài thi, 2 điểm thi, 83 phòng thi và 178 cán bộ tham gia coi thi, giám sát, phục vụ, y tế, công an, bảo vệ…

Chất lượng đề thi và công tác coi thi được học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội đánh giá tốt.

Theo Nghiêm Huê/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Điểm sàn cao nhất xét tuyển vào ĐH Kinh tế TP.HCM là 730 điểm, theo kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 năm 2024.
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh ngành cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.
Thí sinh muốn phúc khảo bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cần đăng ký trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 17- 4.
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2024 đợt 1, trong đó thủ khoa đạt 1.076 điểm (thang điểm 1.200).
Hôm nay (15/4), ĐH Quốc gia TP.HCM công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Kỳ thi có gần 100.000 thí sinh tham dự. Sau đây là cách xem điểm thi đánh giá năng lực.
Có trường đại học, có ngành, thí sinh phải đạt từ 850 điểm (thang điểm 1.200) thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM mới được nộp hồ sơ xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề