Tuyển sinh 2023: Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II mở lại 2 ngành từng đóng cửa

Năm 2023, Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II quyết định mở lại hai ngành học với nhiều đổi mới về chương trình đào tạo sau một thời gian đóng cửa, tạm ngừng tuyển sinh do ít thí sinh nộp hồ sơ.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II, cho biết: "Mùa tuyển sinh 2023, trường xét tuyển 7 ngành gồm tin học ứng dụng, quay phim, thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng, báo chí và công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông với tổng chỉ tiêu là 550. Việc xét tuyển dựa vào kết quả học tập học kỳ 1 và cả năm lớp 12, hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Nhà trường nhận hồ sơ từ nay cho đến ngày 31.8".

Sinh viên Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II trong giờ thực hành. ĐỨC MINH

Đáng chú ý, trong 7 ngành trên có ngành tin học ứng dụng đóng cửa 3 năm qua, công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông từng đóng cửa 2 năm do quá ít thí sinh nộp hồ sơ. Năm nay, hai ngành này đã được mở lại.

"Để tuyển sinh trở lại, trường đã có một số thay đổi về chương trình đào tạo để hai ngành này bám sát với nhu cầu thực tế và bắt kịp xu hướng hơn. Chẳng hạn, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông được điều chỉnh theo hướng công nghệ số. Ngành tin học ứng dụng thì tăng thời lượng thực hành lên 70%, nâng cao tính ứng dụng và giảm đi tính học thuật", thạc sĩ Phương chia sẻ.

Theo thạc sĩ Phương, trong những năm gần đây, ngành truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng tại Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II thu hút nhiều hồ sơ hơn các ngành còn lại, trong khi ngành báo chí lại giảm.

Được biết, bên cạnh 7 ngành học chính quy CĐ, Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II cũng tuyển sinh liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH và ĐH văn bằng 2 ngành báo chí dựa trên điểm tốt nghiệp trung cấp, CĐ và điểm học bạ lớp 12. 

Theo Mỹ Quyên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, nhiều trường CĐ sư phạm đã bị mất tên do sáp nhập với trường nghề hoặc trường ĐH. Cuối năm 2023, dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm đưa ra lộ trình đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường CĐ sư phạm và trường CĐ đa ngành.
Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đến năm 2030 sẽ giảm hơn một nửa số trường cao đẳng sư phạm trên cả nước, chỉ còn khoảng 50 trường.
Cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin là những nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM với nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề rất lớn, nhưng hiện số lượng đào tạo chưa đủ để đáp ứng.
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh 2 ngành: Thương mại điện tử và Thiết kế thời trang cho đến hết ngày 31/10/2023.
Đây là chương trình phối hợp đào tạo giữa trường CĐ Việt Nam và doanh nghiệp ô tô của Đức tại Việt Nam. Theo đó, sinh viên học nghề được tài trợ toàn bộ chi phí học tập và được hỗ trợ sinh hoạt phí.
Bộ Công an đề xuất Thủ tướng sửa quy định nhằm cho phép ngành giữ lại ba trường cao đẳng, không xuống trung cấp vì “phát sinh nhiều thủ tục”.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề