Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố phương thức tuyển sinh mới từ năm 2025

Năm 2025, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ sử dụng kết quả ba kỳ thi đánh giá năng lực lớn của các cơ sở đào tạo khác để tuyển sinh đầu vào.

Sáng 7-11, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thông tin, từ năm 2025, trường sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức hàng năm.

Đây là trường ĐH thứ hai tại TP.HCM sẽ sử dụng chung kết quả thi này với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM từ năm 2025, bên cạnh Trường ĐH Công Thương TP.HCM. Ngoài ra, nhiều trường ĐH đào tạo sư phạm trên cả nước cũng dự kiến tiếp tục sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh đầu vào.

Theo Tiến sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng nhà trường, việc sử dụng chung kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt xuất phát từ nhu cầu tuyển sinh của trường, đồng thời cũng giúp thí sinh không phải tham gia nhiều kỳ thi riêng để xét tuyển, giúp tiết kiệm nguồn lực.

Thí sinh thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2024 vừa qua tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bắt đầu tổ chức từ năm 2022 nhằm đa dạng phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.

Năm 2025, kỳ thi dự kiến vẫn tiếp tục được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức từ 3 đến 5 đợt tại nhiều địa điểm với các bài thi Toán, vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. Số lượng thí sinh dự kiến trên 30.000 lượt thi.

Nội dung kiến thức sử dụng để đánh giá năng lực của thí sinh được đề cập trong các bài thi cũng sẽ bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, phần nội dung kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ khoảng 70-80%, còn lại là nội dung kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thông tin thêm, ngoài sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, dự kiến năm 2025, trường sẽ tiếp tục sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.

Ngoài ra, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có thêm các phương thức xét tuyển khác đó là xét điểm thi THPT năm 2025, xét tuyển học bạ và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia, kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế, xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.

Theo Phạm Anh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2025, trong đó, chỉ tiêu tối đa dành cho phương thức xét tuyển sớm chỉ còn 20%, nhiều học sinh đã cân nhắc lại, gấp rút thay đổi việc chọn lựa phương thức xét tuyển.
Công nghệ và Tin học là 2 môn thi tự chọn được đưa vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Theo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.