Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến mở ngành Trí tuệ nhân tạo

Năm 2025, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến mở mới đến 4 ngành đào tạo, trong đó có Thương mại điện tử và Trí tuệ nhân tạo.

Chiều ngày 7-2, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã công bố thông tin về đề án tuyển sinh dự kiến bậc ĐH chính quy năm 2025.

Theo đó, năm nay, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến tuyển sinh cho 15 ngành ĐH chính quy chuẩn, 7 ngành theo chương trình đại học chính quy (tiếng Anh bán phần) và chương trình đào tạo đặc biệt (theo tiêu chuẩn Anh ngữ chất lượng quốc tế), 2 ngành chương trình chính quy quốc tế cấp song bằng, 2 ngành chương trình quốc tế do đối tác cấp bằng.

Đáng chú ý, trong 15 ngành ĐH chính quy chuẩn (hệ đại trà), có đến 4 ngành đào tạo mới, gồm Kiểm toán, Thương mại điện tử, Luật và ngành Trí tuệ nhân tạo.

Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2025 của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TÀI

Trường dự kiến tuyển sinh theo 5 phương thức, cụ thể:

- Phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

- Phương thức xét tuyển tổng hợp: xét tuyển kết quả học tập và thành tích bậc THPT.

Điều kiện xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2025, 2024 và thỏa các điều kiện: thí sinh có điểm trung bình học tập học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên; điểm quy đổi theo tổ hợp môn đăng ký học kỳ 2 - lớp 11, học kỳ 1 - lớp 12, học kỳ 2 - lớp 12 đạt từ 72 trở lên (không bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và điểm quy đổi theo tiêu chí khác).

- Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính V-SAT năm 2025 do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức: Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính V-SAT năm 2025 và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT; có điểm trung bình học tập học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.

Trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khi có phổ điểm kỳ thi V-SAT.

- Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Ngưỡng điểm đảm bảo đầu vào dự kiến từ 18 (thang điểm 30). Trường sẽ thông báo thay đổi ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng ngành xét tuyển (nếu có) sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

- Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn: Áp dụng cho chương trình đại học chính quy quốc tế do đối tác cấp bằng), học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Theo Phạm Anh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Nhiều thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT cho biết đã được đăng ký thi để xét tuyển vào ĐH năm nay theo chương trình cũ, không còn bị từ chối như vài ngày trước.
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, một số trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức...
Năm 2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có những thay đổi đáng chú ý trong xét tuyển sinh ĐH như: bỏ hẳn xét tuyển khối C, thêm tổ hợp có môn tin học, chia theo nhóm ngành, cách quy đổi điểm các chứng chỉ ngoại ngữ..
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 diễn ra với 4 môn với 2 hai môn bắt buộc là Toán, Văn và 2 môn tự chọn còn lại nằm trong các môn được học ở lớp 12, gồm Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Đây là một trong những điểm mới của kỳ thi năm nay và thí sinh cần đặc biệt lưu ý về 2 môn tự chọn này.
Tính đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2025.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT trong ngày đầu tiên đăng ký dự thi, tính đến 17 giờ ngày 21.4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi chính thức là 285.631 người, trong đó thí sinh tự do chiếm tỷ lệ 2,9%.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề