Trường ĐH Luật TPHCM công bố 2 phương thức tuyển sinh năm 2023

 Năm 2023, Trường đại học Luật TPHCM dành 40% cho phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm.

​Trường đại học Luật TPHCM

Trường đại học Luật TPHCM vừa công bố tuyển sinh 2.100 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo trong năm 2023 theo 2 phương thức. Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm chiếm tối đa 40% tổng chỉ tiêu. Phương thức 2 là xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với tối thiểu là 60% tổng chỉ tiêu.

Trong đó, phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm dành cho 3 đối tượng:

Đối tượng 1 là thí sinh xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển sớm, gồm: thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT; thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp với môn đoạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức hoặc cử tham gia, thời gian đoạt giải không quá 3 năm.

Cụ thể như sau:

Môn văn, toán và tiếng Anh: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh.

Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: đối với ngành Luật.

Môn lý: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế.

Môn hóa: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật.

Môn sử: đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh.

Môn địa: đối với ngành Luật.

Đối tượng 2 là thí sinh xét tuyển sớm có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật, còn giá trị đến ngày 30/6/2023. Trong đó, tiếng Anh phải đạt IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 điểm trở lên. Tiếng Pháp phải đạt DELF đạt từ trình độ B1 trở lên, hoặc TCF đạt từ 300 điểm trở lên, do Trung tâm Nghiên cứu sư phạm quốc tế (CIEP) cấp. Tiếng Nhật phải có chứng chỉ JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên (do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation - JF) cấp.

Đồng thời, có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên.

Đối tượng 3 là những thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT có điểm trung bình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất theo "Danh sách các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2023 của ĐHQG TPHCM".

Điều kiện: phải học đủ 3 năm tại các trường có tên trong "Danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển sớm năm 2023 của ĐHQG TPHCM". Có kết quả học tập của từng năm lớp 10, 11 và 12 đạt loại giỏi; và có tổng điểm trung bình năm học của 3 năm THPT đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên. Có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên.

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến: từ ngày 18/5 đến 24g ngày 9/6. Hình thức này áp dụng đối với tất cả các thí sinh thuộc đối tượng 1, đối tượng 2 và đối tượng 3.

Đăng ký xét tuyển trực tiếp: từ ngày 12/6 đến 17g ngày 30/6. Hình thức này chỉ áp dụng đối với thí sinh thuộc đối tượng 1 chưa thực hiện đăng ký trực tuyến theo quy định.

Thời gian tải phiếu đăng ký xét tuyển: từ ngày 12/6 đến hết ngày 14/6.

Thí sinh phải dùng tài khoản đăng ký xét tuyển đã được trường cấp để truy cập vào trang xét tuyển trực tuyến của trường và tải "Phiếu đăng ký xét tuyển" của mình về để lưu, sử dụng khi cần thiết (thắc mắc, khiếu nại kết quả đăng ký…). Việc in phiếu chỉ được thực hiện khi thí sinh đã hoàn tất việc đăng ký xét tuyển và đóng lệ phí xét tuyển đầy đủ, đúng thời gian quy định.

Theo Minh Linh/ PNO

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục được giữ ổn định trong năm 2024 và định hướng năm 2025 tiếp tục mở rộng quy mô, điều chỉnh cấu trúc đề thi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ...
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề