Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tăng học phí nhiều ngành

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chính thức công bố học phí áp dụng cho năm học 2023-2024. Trong đó, sinh viên trúng tuyển năm nay sẽ đóng học phí khác nhau theo từng nhóm ngành.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chính thức công bố học phí áp dụng cho năm học 2023-2024.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM áp dụng nhiều mức học phí khác nhau cho sinh viên trúng tuyển năm 2023. Ảnh: HÀ ÁNH

Với sinh viên khóa 2021 trở về trước, học phí chương trình chuẩn thu 247.000 đồng/tín chỉ, áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo. Riêng ngành Việt Nam học có mức học học dành cho đối tượng người Việt Nam 247.000 đồng/tín chỉ và mức học phí dành cho đối tượng người nước ngoài 1,2 triệu đồng/tín chỉ.

Với khóa tuyển sinh năm 2022 và 2023, học phí được áp dụng theo cơ chế tự chủ.

Cụ thể, mức học phí của nhóm ngành triết học, tôn giáo học, lịch sử, địa lý học, thông tin - thư viện, lưu trữ học là 13 triệu đồng/năm học.

Nhóm ngành giáo dục học, ngôn ngữ học, văn học, văn hoá học, xã hội học, nhân học, đông phương học, quản trị văn phòng, công tác xã hội, quản lý giáo dục, tâm lý học giáo dục, đô thị học, quản lý thông tin: 19,8 triệu đồng/năm học.

Nhóm ngành quan hệ quốc tế, tâm lý học, báo chí, truyền thông đa phương tiện: 22 triệu đồng/năm học.

Nhóm ngành ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha: 15,6 triệu đồng/năm học.

Nhóm ngành ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Đức: 23,7 triệu đồng/năm học.

Nhóm ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 26,4 triệu đồng/năm học.

Riêng ngành Việt Nam học có mức học học dành cho đối tượng người Việt Nam: 19,8 triệu đồng/năm học và mức học phí dành cho đối tượng người nước ngoài 60 triệu đồng/năm học.

Sinh viên học các chuyên ngành lịch sử Đảng, triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn học phí. Các chương trình liên kết quốc tế 2+2 có mức phí từ 45 đến 82 triệu đồng mỗi năm học.

Học phí các ngành ĐH chính quy chương trình đào tạo chuẩn quốc tế khóa năm 2021 trở về trước ở mức 36 triệu đồng/năm và khóa 2022, 2023 ở mức 60 triệu đồng/năm.

Với bậc đào tạo sau ĐH, học phí khóa tự chủ cao gấp đôi so với trước tự chủ. Cụ thể, ví dụ học phí chương trình cao học dành cho người Việt Nam trong giờ hành chính ở mức 540.000 đồng/tín chỉ. Trong khi đó, khóa tuyển sinh năm 2022 và 2023 ở mức 1,1 triệu đồng/tín chỉ (tương đương 33 triệu đồng/năm).

Từ khóa 2022, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM áp dụng mức học phí mới khi thực hiện cơ chế tự chủ. So với năm ngoái, mức học phí áp dụng với nhóm này tăng khoảng 10% (trừ ngành ngôn ngữ Nga, Italy, Tây Ban Nha và chương trình quốc tế). Năm ngoái, khóa 2022 là khoá đầu tiên trường chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nên áp dụng mức học phí mới, mức thu khoảng 13-24 triệu đồng/năm đối với chương trình chuẩn và cao nhất 60 triệu đồng đối với chất lượng cao.

Theo Hà Ánh/ TNO

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề