Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM công bố 5 phương thức xét tuyển

Năm 2022, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH-NV) thuộc Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP HCM có 3.599 chỉ tiêu tuyển sinh trình độ ĐH hệ chính quy.

Đối tượng tuyển sinh gồm: thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

Trong tóm tắt dự thảo đề án tuyển sinh mới nhất, Trường ĐH KHXH-NV đưa ra 5 phương thức xét tuyển chính:

Phương thức 1: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (UTXT) thẳng, 1-5% tổng chỉ tiêu (xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy của Bộ GD-ĐT năm 2022 và xét tuyển thẳng thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2022 theo quy định của ĐHQG TP HCM);

Phương thức 2: UTXT theo Quy định của ĐHQG TP HCM, 15-20% tổng chỉ tiêu;

Phương thức 3: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT 2022, 40-55% tổng chỉ tiêu;

Phương thức 4: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức năm 2022, 35-50% tổng chỉ tiêu;

Phương thức 5: UTXT học sinh là thành viên đội tuyển của tỉnh, thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài (dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT hoặc năng lực tiếng Việt); thí sinh có thành tích trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao (bổ sung mới), 1-5% tổng chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, nhà trường còn tuyển sinh các chương trình liên kết quốc tế theo hình thức 2+2 (2 năm đầu học tại Việt Nam, 2 năm cuối học tại các trường ĐH đối tác), gồm: cử nhân Quan hệ quốc tế liên kết với ĐH Deakin (Úc), cử nhân Truyển thông liên kết với ĐH Deakin (Úc), cử nhân Ngôn ngữ Anh liên kết với ĐH Minnesota (Mỹ), cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc liên kết với ĐH Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc).

Khánh Thu/nld

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn thí sinh được lựa chọn.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề