Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM công bố 4 phương thức xét tuyển

Năm nay, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM dành 60% tổng chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo thông tin tuyển sinh 2023 vừa được trường công bố.

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Truyền thông - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết năm nay, trường mở 4 ngành mới: công nghệ tài chính, thương mại điện tử, luật, khoa học dữ liệu; mỗi ngành 60 chỉ tiêu.

Năm nay, trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển vào 34 ngành đào tạo. Cụ thể:

Phương thức 1: xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn xét tuyển từng ngành học.

Trường dành khoảng 50% - 60% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này, theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Nguyên tắc xét tuyển: từ cao trở xuống đến khi đủ chỉ tiêu. Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ sau:

Tiêu chí phụ: thí sinh có điểm thi môn toán (hoặc ngữ văn đối với tổ hợp D15) cao hơn sẽ trúng tuyển, riêng 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc là môn Tiếng Anh.

Phương thức 2: xét tuyển học bạ THPT của lớp 10, 11 và  học kỳ 1 lớp 12.

Trường dành khoảng 20% - 30% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.

Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT; trung bình cộng của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 20 điểm trở lên (mức điểm này dành cho thí sinh khu vực 3, việc tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy chế hiện hành)

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ sau:

Tiêu chí phụ: thí sinh có điểm thi môn toán (hoặc ngữ văn đối với tổ hợp D15) cao hơn sẽ trúng tuyển, riêng 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc là môn Tiếng Anh.

Lưu ý:

- Đối với ngành Ngôn ngữ Anh: nếu thí sinh có điểm TOEIC 600 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên thì được quy điểm xét môn Tiếng Anh là 10 điểm.

- Đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: nếu thí sinh có điểm HSK 4 (>240 điểm) hoặc TOEIC 500 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS từ 4.5 trở lên thì được quy điểm xét môn Tiếng Anh là 10 điểm.

- Đối với các ngành còn lại: nếu thí sinh có điểm TOEIC 500 trở lên, IELTS 4.5 trở lên thì được quy điểm xét môn Tiếng Anh là 10 điểm.

Phương thức 3: xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức năm 2023.

Trường dành khoảng 10% - 15% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.

Điều kiện xét tuyển: điểm bài thi đánh giá năng lực từ 700 điểm trở lên đối với các ngành công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và marketing; 650 điểm cho các ngành: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, kinh doanh quốc tế, kế toán; 600 điểm cho các ngành còn lại.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng.

Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT hiện hành hoặc ưu tiên xét tuyển thẳng dành cho các thí sinh có học lực xếp loại giỏi các năm lớp 10, 11, học kỳ I lớp 12 và điểm trung bình cộng môn Anh văn năm lớp 10, 11 và học kì I lớp 12 đạt từ 8 trở lên.

Trường dành khoảng 5% - 10% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.

Các ngành tuyển sinh:

Theo H. Lân/ NLĐO

Tin cùng chuyên mục

Ngày 23/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định TP.HCM công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm đối với 53 ngành/chuyên ngành trong đợt tháng 4/2024.
Đa số các trường đại học tại TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 600-700 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thang điểm tối đa là 1.200.
Năm nay, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được sử dụng để xét tuyển vào 105 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước. Thí sinh xét tuyển bằng phương thức này cần lưu ý những quy định khác nhau về điểm sàn, quy định riêng của các trường và các ngành.
Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 chưa diễn ra, việc đăng ký xét tuyển sớm nhằm tìm một tấm vé an toàn vào đại học là xu hướng nhiều thí sinh lựa chọn. Và nắm chắc thời gian đăng ký xét tuyển sớm của các trường là yếu tố đầu tiên thí sinh cần chuẩn bị cho cơ hội trúng tuyển sắp tới.
Điểm sàn cao nhất xét tuyển vào ĐH Kinh tế TP.HCM là 730 điểm, theo kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 năm 2024.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề