Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến sử dụng 6 phương thức xét tuyển

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến sử dụng 6 phương thức xét tuyển năm 2023, tuy nhiên phần lớn chỉ tiêu sẽ dành cho phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023.

Hôm nay 10.3, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã thông báo về dự kiến các phương thức xét tuyển. Theo đó, trường dự kiến sẽ xét tuyển 6 phương thức, tuy nhiên phần lớn chỉ tiêu sẽ dành cho phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 (phương thức 3).

Năm 2023, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến sử dụng 6 phương thức xét tuyển. MẠNH CHIẾN

6 phương thức gồm:

Phương thức 1: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.  

Phương thức 2: xét tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế (dự kiến là xấp xỉ 5% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 3: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (dự kiến là xấp xỉ 65% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 4: xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (dự kiến là xấp xỉ 15% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 5: xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2023 (dự kiến là xấp xỉ 5% tổng chỉ tiêu).

Phương thức 6: xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2023 (dự kiến là xấp xỉ 10% tổng chỉ tiêu).

Tuy nhiên, số phương thức tối đa mà các ngành, chương trình đào tạo của trường sử dụng là 5. Phần lớn ngành, chương trình sử dụng 4 phương thức; một số ngành, chương trình chỉ sử dụng 3 phương thức; riêng ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam chỉ tuyển người nước ngoài và chỉ sử dụng phương thức 1 để xét tuyển.

Phương thức 1 được tất cả các ngành sử dụng. Phương thức 3 có 50/51 ngành sử dụng. Phương thức 4 có 48/51 ngành sử dụng (ngoài ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, có các ngành công nghệ đa phương tiện, hóa dược không dùng phương thức này). Phương thức 5 chủ yếu dành cho các ngành khối kinh doanh và quản lý. Phương thức 6 chủ yếu dành cho các ngành khối kỹ thuật, công nghệ.

Được biết, năm nay Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển 7.500 chỉ tiêu ĐH chính quy cho 51 ngành, chương trình đào tạo.

Cụ thể, danh mục phương thức xét tuyển của các ngành, chương trình như sau (ô có đánh dấu thể hiện ngành có tuyển sinh theo phương thức ghi trên cột dọc): 

Theo Quý Hiên/TNO

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề