Trường đại học tư thục đầu tiên thành đại học

Với quyết định ngày 7.10 của Chính phủ, Trường đại học Duy Tân là trường đại học tư nhân đầu tiên trở thành đại học.

Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1115/QĐ-TTg ngày 7.10 chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. Theo quyết định này, Đại học Duy Tân là cơ sở giáo dục đại học tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường đại học tư thục đầu tiên thành đại học
Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc được Trường đại học Duy Tân khen thưởng và vinh danh trong buổi lễ tốt nghiệp ngày 1.10. ẢNH: DTU

Đại học Duy Tân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường đại học Duy Tân theo quy định của luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật khác có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường đại học Duy Tân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Công ty cổ phần tập đoàn Duy Tân quyết định công nhận Hội đồng đại học, công nhận Chủ tịch hội đồng đại học và công nhận Giám đốc Đại học Duy Tân theo quy định của pháp luật.

Trường đại học dân lập Duy Tân được thành lập ngày 11.11.1994 theo Quyết định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình tư thục theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 2.10.2015 của Thủ tướng Chính phủ và đổi tên thành Trường đại học Duy Tân. Trường chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của Bộ GD-ĐT, quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND TP.Đà Nẵng.

Trường đại học khác gì đại học?

Theo luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, trường đại học, học viện (được gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của luật Giáo dục đại học.

Còn đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của luật Giáo dục đại học. Các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP (khoản 1 điều 4), điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học được quy định như sau:

Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

Có ít nhất 3 trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định tại luật Giáo dục đại học; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người.

Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Theo Quý Hiên/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.