Trường Đại học Luật TP.HCM thành lập viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo

Ngày 15/11/2024, Trường Đại học Luật TP. HCM đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, tạo môi trường nghiên cứu, thúc đẩy sự sáng tạo, cung cấp kiến thức và và giải pháp pháp lý cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 

Trường Đại học Luật TP.HCM thành lập viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo

Viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ra đời trên cơ sở phát triển từ Trung tâm Sở hữu trí tuệ của trường, đơn vị đã trải qua 10 năm hoạt động và đạt được nhiều kết quả. Việc đổi tên này nhằm tăng cường thêm các chức năng, nhiệm vụ để trở thành đơn vị chuyên trách về sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Trường, đồng thời là nơi để sinh viên và giảng viên hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo của mình thành những sản phẩm hữu ích cho xã hội.

PGS.TS Lê Thị Nam Giang được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo. PGS Giang chia sẻ 3 lĩnh vực trọng tâm mà Viện sẽ chú trọng triển khai thực hiện: Đào tạo, thực hiện phối hợp đào tạo với các đơn vị trong và ngoài trường trong từng lĩnh vực chuyên sâu của sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp; Nghiên cứu khoa học, mở rộng nghiên cứu liên ngành và liên lĩnh vực; Phục vụ cộng đồng, cung cấp chuyên gia cho các hoạt động khoa học công nghệ, tư vấn pháp luật và khơi nguồn sáng tạo cho học sinh, sinh viên, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.

TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định sự ra đời của Viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo thể hiện sự phát triển vượt bậc của các hoạt động sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong cả nước. Đây là những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi cả nước đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ. Ngoài ra, Trường ĐH Luật cũng là cơ sở duy nhất đào tạo hành nghề trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Cục đánh giá cao sự hợp tác của trường và những kết quả ấn tượng mà đơn vị đạt được trong 10 năm qua trong mối quan hệ với Trung tâm, và trên 20 năm trong mối quan hệ với nhà trường. Ông mong rằng mối quan hệ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Trường Đại học Luật TP. HCM và Viện sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng ở phạm vi quốc tế, tăng cường thực hiện các hoạt động đào tạo mang tính chuyên sâu, lâu dài nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của thực tiễn.

Trường Đại học Luật TP.HCM thành lập viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo

Trường Đại học Luật TP. HCM và Hội Sở hữu trí tuệ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Tại lễ ra mắt, Trường Đại học Luật TP. HCM đã ký kết hợp đồng phối hợp tổ chức đào tạo giữa và Đoàn Luật sư Tỉnh Đồng Nai và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Sở hữu trí tuệ TP. HCM. Qua đó, đánh dấu sự hợp tác toàn diện giữa các bên đơn vị nhằm gắn kết chặt chẽ và mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong thời gian sắp tới.

Cũng trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra Toạ đàm “Hợp tác về sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở đào tạo đại học và phục vụ cộng đồng” thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, giảng viên trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và sinh viên. Đồng thời, tại tọa đàm cũng đi đến thống nhất sẽ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, hội thảo, trao đổi chuyên gia về sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo giữa 4 đơn vị là Viện Sở hữu trí tuệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Trường ĐH Luật TPHCM, Sở Khoa học công nghệ TPHCM, Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Thành đoàn TPHCM và Hội sở hữu trí tuệ TPHCM trong thời gian sắp tới.

T.Xuân

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.