Trường Đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn học bạ chạm 30

Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) vừa công bố điểm trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ từ 21 đến 29,52, bao gồm cả điểm khuyến khích theo quy định riêng của trường.

Năm 2022, Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển gần 2.300 sinh viên, trong đó gần 1.100 chỉ tiêu được xét dựa vào học bạ THPT. Ở phương thức này, trường xét các thí sinh có học lực loại giỏi trở lên ít nhất hai trong 5 học kỳ (lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12), trong đó kết quả học tập học kỳ I lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên.

Điểm chuẩn học bạ với các thí sinh đủ điều kiện xét học bạ là từ 21 đến 29,52, trong đó mức 21 chỉ áp dụng với ngành Luật đào tạo ở phân hiệu Đắk Lắk. Các ngành đào tạo ở trụ sở chính Hà Nội lấy từ 24,69.

Thí sinh dùng tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh) xét vào ngành Luật kinh tế phải đạt 29,52 điểm mới trúng tuyển. Với tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), điểm chuẩn lấy thấp hơn một chút: 29,1.

Mức này là tổng điểm trung bình cộng 5 học kỳ THPT (trừ kỳ II lớp 12) của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên và điểm khuyến khích. Trong đó, điểm ưu tiên được tính theo quy định của Bộ GD&ĐT; điểm khuyến khích theo quy định của trường với mức cộng tối đa 3 điểm, dựa vào thành tích của thí sinh.

Điểm chuẩn học bạ từng ngành theo từng tổ hợp như sau:

Với các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế xét tuyển học bạ bằng các tổ hợp có môn Ngoại ngữ, Đại học Luật Hà Nội sẽ quy đổi điểm. Trong đó, thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 hoặc tương đương được quy đổi thành 10 điểm Ngoại ngữ, IELTS 6.0 được quy thành 9,5 và 5.5 thành 9.

Năm nay, cùng với công bố điểm chuẩn học bạ, Đại học Luật Hà Nội cũng đã công bố điểm trúng tuyển với thí sinh sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển vào ngành Luật, chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona của Mỹ (100 chỉ tiêu).

Thí sinh có chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 59, tương đương 9 điểm quy đổi là đủ điều kiện. Các em được công nhận trúng tuyển khi tốt nghiệp THPT với tổng điểm ba môn thi của tổ hợp xét tuyển vào ngành Luật đạt từ 15 trở lên.

Dù đạt đầy đủ các điều kiện trên, thí sinh chỉ chính thức trúng tuyển khi được công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng này lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 22/7 đến 20/8.

Ngoài hai phương thức trên, năm nay, ĐH Luật Hà Nội dành khoảng 51% chỉ tiêu còn lại để xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Theo Đỗ Hợp/TPO

Tin cùng chuyên mục

Theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT, trước 17 giờ ngày 4.7 các trường ĐH sẽ hoàn thành công tác xét tuyển sớm. Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã công bố và thực hiện quy trình xét tuyển các phương thức sớm này.
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện, có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính.
Vào buổi thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, nếu thí sinh đến chậm quá 15 phút (tính từ cửa phòng thi) sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thì sẽ không được dự thi. Thí sinh bị đình chỉ thi, bài thi sẽ bị điểm 0 sẽ không được sử dụng kết quả để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH&CĐ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sắp diễn ra là một áp lực đối với nhiều thí sinh, vì năm 2022 có hơn 47% thí sinh nhập học đại học (ĐH) bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Hàng ngàn học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia mới đây sẽ được xét tuyển thẳng vào các trường đại học (ĐH) theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, học sinh giỏi ở các trường chuyên, trường trọng điểm cũng được nhiều trường ĐH ưu tiên xét tuyển hoặc cộng điểm khuyến khích.
Ở mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều thí sinh nhầm lẫn về đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên, dẫn đến mất cơ hội học tập vào trường tốt cho thí sinh.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi