Trường Đại học đầu tiên công bố Quy chế tuyển sinh riêng áp dụng từ năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố Quy chế tuyển sinh Đại học áp dụng từ năm 2023. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh đại học riêng của trường. 

Theo quy định tại Thông tư 08 ban hành Quy chế tuyển sinh Đại học (ĐH); tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục Mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2022, từ năm 2023, các cơ sở giáo dục ĐH phải xây dựng Quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa Quy chế của Bộ GD&ĐT; công khai trên trang điện tử của cơ sở đào tạo.

Tổ chức tuyển sinh theo Đề án và Quy chế đã ban hành.

Chính vì vậy, Quy chế tuyển sinh Đại học áp dụng từ năm 2023 của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố là sự tích hợp giữa các quy định chung trong Quy chế Tuyển sinh của Bộ (Thông tư 08) và những yêu cầu đặc thù của trường.

Về cơ bản, Quy chế Tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân kế thừa toàn bộ quy định về đối tượng tuyển sinh, điểm cộng ưu tiên, quy định tuyển thẳng, phương thức xét tuyển... từ Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Có thể xem Quy chế của Trường tại đây.

Trong đó có nội dung đáng chú ý là từ năm 2023, điểm cộng ưu tiên khu vực sẽ chỉ được áp dụng 2 năm đối với những thí sinh được hưởng. Đó là năm tốt nghiệp và năm kế tiếp.

Nói về phương hướng tuyển sinh ĐH chính quy năm 2023 và từ năm 2025, PGS.TS Bùi Đức Triệu cho biết, trong thời gian tới Nhà trường sẽ giữ chỉ tiêu tuyển sinh ổn định ở mức như hiện nay với phương thức xét tuyển chủ yếu sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM hoặc của các trung tâm khảo thí độc lập (nếu có) kết hợp Chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IELTS…).

Điểm cộng ưu tiên đối tượng đối với thí sinh dưới 23 điểm được giữ nguyên; thí sinh từ 23 điểm trở lên sẽ giảm dần và được tính theo công thức:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực.

Chính vì vậy, điểm thuận lợi cho trường là tất cả các hình thức đào tạo (chính quy, vừa học vừa làm, sau ĐH) đều được thể hiện trong một Quy chế.

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, do Trường không tổ chức thi tuyển nên Quy chế tuyển sinh của trường không có nội dung này.

PGS Triệu cho rằng việc Bộ GD&ĐT khẳng định Quy chế tuyển sinh do Bộ ban hành năm 2022 có tính ổn định lâu dài, nên sẽ không còn tình trạng năm nào cũng ban hành quy chế như thời gian qua, sẽ giúp các trường chủ động công bố Đề án tuyển sinh sớm đến với thí sinh. Như vậy, thí sinh sẽ chủ động hơn trong lựa chọn xét tuyển nguyện vọng.

Theo Nghiêm Huê/TPO

 

Tin cùng chuyên mục

Năm 2023, học phí Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cao nhất 53 triệu đồng/năm. Nhà trường tuyển sinh bằng 6 phương thức, trong đó chủ yếu xét từ thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực.
Chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, sau đó là các đợt tuyển sinh ĐH. Đâu là những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý để lên chiến lược chọn ngành, trường phù hợp?
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác Tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023. Thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT muộn hơn 5 ngày so với dự kiến trước đó, vào ngày 10/7.
Bộ Công an vừa chốt phương án tuyển sinh vào ngành 2023, trong đó quy định đối tượng, chỉ tiêu, thời gian thi đánh giá, các phương thức xét tuyển với nhiều điểm mới.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi các môn năng khiếu đợt 1 mùa tuyển sinh năm 2023 từ ngày 1.4.
Bộ Công an chốt phương án tuyển sinh vào ngành 2023, trong đó hạ điều kiện sơ tuyển chiều cao với thí sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi