TP.HCM cần tuyển 4.013 giáo viên cho các bậc học

Theo thông tin về tuyển dụng giáo viên từ Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học mới TP.HCM cần tuyển 4.013 giáo viên cho các bậc học từ mầm non cho đến THPT.

TP.HCM cần tuyển 4.013 giáo viên cho các bậc học

Ứng viên tham gia tuyển giáo viên tại TP.HCM năm 2024. BẢO CHÂU

Thống kê từ nhu cầu tuyển giáo viên cho năm học mới của TP.Thủ Đức và các quận, huyện, để chuẩn bị cho năm học mới TP.HCM cần tuyển 4.013 giáo viên.

Trong đó, bậc mầm non cần tuyển 691 giáo viên; tiểu học cần 1.386 giáo viên; THCS cần 1.588 giáo viên; THPT cần 263 giáo viên và các trường chuyên biệt cần 85 giáo viên.

Ông Tống Phước Lộc, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết năm học 2024- 2025, việc tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD-ĐT có một số điểm mới như:

- Người dự tuyển được đăng ký 2 nguyện vọng.

- Vòng 1 chỉ còn tổ chức kiểm tra kiến thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính và không tổ chức thi ngoại ngữ do các vị trí việc làm cần tuyển không còn yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm.

- Ngay sau kỳ tuyển dụng mà phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới đối với vị trí việc làm có yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký thì Sở GD-ĐT xem xét, quyết định việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển cho đến khi đủ nhu cầu tuyển dụng phát sinh.

Đồng thời, để tiếp tục thực hiện chính sách tuyển giáo viên từ nguồn sinh viên xuất sắc, theo phân công của UBND TP, Sở GD-ĐT đã ban hành các văn bản gửi ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường ĐH trên địa bàn TP để tăng cường, phổ biến tuyên truyền chủ trương này trong sinh viên. Đồng thời phối hợp theo dõi, tiếp nhận thông tin về sinh viên tốt nghiệp xuất sắc để làm nguồn giới thiệu các sinh viên đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào diện thu hút ngay sau khi được tốt nghiệp.

Theo đó, Sở GD-ĐT đã nhận được danh sách 356 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc bao gồm: Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM với 25 sinh viên; Trường ĐH Sài Gòn 15 sinh viên; Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 7 sinh viên; Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM 65 sinh viên; Đại học Kinh tế TP.HCM 194 sinh viên; Trường ĐH Công thương TP.HCM 50 sinh viên.

Người phụ trách công tác tuyển giáo viên của Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền việc tuyển dụng viên chức trên các phương tiện truyền thông nhằm thu hút nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn lực ở các tỉnh, thành đến công tác tại TP.HCM.

Theo Bích Thanh/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Phước sẽ có cơ sở giáo dục đại học đầu tiên vào năm 2025, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các khu vực lân cận
Từ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.