Thông tin tuyển sinh 2022 của Trường ĐH Xây dựng Hà Nội

Năm 2022, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội sử dụng 3 phương thức xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường.

1. Phương thức tuyển sinh

1.1. Xét tuyển

- Xét tuyển sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Với các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật kết hợp với tổ chức thi môn Vẽ Mỹ thuật tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (ĐHXDHN), trong đó môn Vẽ Mỹ thuật là môn thi chính, nhân hệ số 2.

- Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức.

- Các ngành, chuyên ngành xét tuyển căn cứ vào chỉ tiêu của từng ngành/chuyên ngành, nguyện vọng, kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức và kết quả thi môn Vẽ Mỹ thuật của thí sinh, không phân biệt tổ hợp môn xét tuyển.

1.2. Tuyển thẳng kết hợp

Tuyển thẳng vào các ngành/chuyên ngành theo nguyện vọng nếu thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau:

a) Đối tượng 1:

Đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Điều kiện thứ nhất: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế Tiếng Anh (Tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc chứng chỉ quốc tế A-Level trong đó các môn thi thành phần phù hợp với tổ hợp quy định của ngành/chuyên ngành xét tuyển đạt từ 60/100 điểm trở lên, hoặc có kết quả trong kỳ thi SAT đạt từ 1100/1600, hoặc ACT đạt từ 22/36. Các chứng chỉ còn hiệu lực tính đến ngày xét tuyển.

- Điều kiện thứ hai: Có tổng điểm 02 môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt ≥ 12,0 điểm, trong đó có môn Toán và 01 môn khác không phải ngoại ngữ. Với các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật, tổng điểm môn Toán của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và điểm môn Vẽ Mỹ thuật của Trường ĐHXDHN năm 2022 đạt ≥ 12,0 điểm.   

b) Đối tượng 2:

Đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Điều kiện thứ nhất: Thí sinh đoạt các giải nhất, nhì, ba các môn thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các môn đoạt giải gồm: Toán (Tin học), Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh (Tiếng Pháp), Địa lý.

- Điều kiện thứ hai: Có tổng điểm 02 môn thi (không tính môn đoạt giải) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt ≥ 12,0 điểm. Với các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật, tổng điểm môn Vẽ Mỹ thuật của Trường ĐHXDHN và 01 môn thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (không tính môn đoạt giải) theo tổ hợp xét tuyển đạt ≥ 12,0 điểm.

1.3. Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:  Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường ĐHXDHN.

2. Ngành, chuyên ngành, tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh

2.1. Ngành, chuyên ngành, chỉ tiêu tuyển sinh và tổ hợp môn xét tuyển sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

2.2. Ngành, chuyên ngành, chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức:

Chú thích:

-  (*): Các ngành, chuyên ngành đào tạo tiếp cận CDIO

- Ngành Kỹ thuật xây dựng (*) (có 8 chuyên ngành) xét tuyển theo ngành đào tạo, sinh viên trúng tuyển, nhập học theo chương trình chung trong 3 năm đầu, sau đó được phân chuyên ngành căn cứ vào chỉ tiêu, nguyện vọng và kết quả học tập của sinh viên.

- Mã tổ hợp và Tổ hợp môn xét tuyển Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022:

- Mã tổ hợp và Tổ hợp xét tuyển Kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức năm 2022:

3. Chương trình đào tạo Liên kết quốc tế với Đại học Mississippi - Hoa Kỳ (30 chỉ tiêu), gồm hai ngành:

1) Kỹ thuật xây dựng (15 chỉ tiêu)

2) Khoa học máy tính (15 chỉ tiêu)

Sinh viên học theo chương trình 2+2, 2 năm học tại Trường ĐHXDHN, 2 năm học tại Đại học Mississippi (Hoa Kỳ). Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được nhận bằng của Đại học Mississippi. (Xem chi tiết chương trình tại đây)

4. Các chương trình đào tạo Chất lượng cao PFIEV, Anh ngữ, Pháp ngữ:

Xét tuyển sau khi nhập học vào trường gồm có:

4.1. Chương trình đào tạo chất lượng cao PFIEV (Kỹ sư tài năng Việt - Pháp) (120 chỉ tiêu)

Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Có 04 chuyên ngành:

1) Cơ sở Hạ tầng giao thông

2) Kỹ thuật đô thị

3) Kỹ thuật Công trình thuỷ

4) Vật liệu xây dựng

Hai năm đầu học theo chương trình chung sau đó phân vào các chuyên ngành.

Chương trình PFIEV được thực hiện theo Nghị định thư ngày 12 tháng 11 năm 1997 giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp; Chương trình được Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp (CTI), Cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu (ENAEE) và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận tương đương trình độ thạc sỹ.

4.2. Các chương trình đào tạo Pháp ngữ - Hợp tác với AUF (Tổ chức đại học Pháp ngữ), gồm có:

1) Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (XF) (50 chỉ tiêu).

2) Ngành Kiến trúc (KDF) (50 chỉ tiêu)

4.3. Các chương trình đào tạo Anh ngữ

1) Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (XE) (100 chỉ tiêu)

2) Ngành Kỹ thuật xây dựng/ Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình (HKEC) (50 chỉ tiêu)

3) Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông/ Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường (CDE) (50 chỉ tiêu)

4) Ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước/ Chuyên ngành Kỹ thuật nước - Môi trường nước (MNE) (50 chỉ tiêu)

5) Ngành Kinh tế xây dựng (KTE) (50 chỉ tiêu)

6) Ngành Kiến trúc (KDE) (50 chỉ tiêu)

5. Nguyên tắc xét tuyển:

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp với từng phương thức xét tuyển (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Nếu thí sinh đã trúng tuyển vào một nguyện vọng xếp trên thì sẽ không xét các nguyện vọng sau nữa.

- Không sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển.

- Thí sinh được xét tuyển bình đẳng vào một ngành/chuyên ngành theo kết quả thi, không phân biệt tổ hợp môn xét tuyển và thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

- Kết quả được quy đổi về thang điểm 30.

6. Mô hình và chương trình đào tạo

Từ khóa tuyển sinh năm 2020, các chương trình đào tạo của Trường ĐHXDHN được thiết kế theo 3 mô hình như sau:

a) Chương trình Cử nhân Kỹ thuật/Kiến trúc (4 năm), người tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân (đại học).

b) Chương trình tích hợp Cử nhân - Kỹ sư/Kiến trúc sư (5 ÷ 5,5 năm), người tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân (đại học) và bằng Kỹ sư/Kiến trúc sư (sau đại học).

c) Chương trình tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ (5,5 năm), người tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân (đại học) và bằng Thạc sĩ (sau đại học).

Căn cứ vào kế hoạch cá nhân (học tập/làm việc) sinh viên có thể lựa chọn và đăng ký chương trình phù hợp vào cuối năm thứ 3.

 Mai Ngọc/nguồn ĐH Xây dựng

Tin cùng chuyên mục

Thí sinh xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cần đạt tối thiểu 5.5 IELTS, tăng so với mức 5.0 của năm ngoái.
Ngày 1/6, Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).
Đến tối 31.5, trên cả nước đã có 64 trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực và đánh giá tư duy do 2 Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã ban hành hướng dẫn việc tổ chức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT vào học tại các trường quân đội năm 2023.
Đến nay, cả nước có gần 20 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển năm 2023 các phương thức không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn giữa các trường có sự chênh lệch đáng kể.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến tuyển 10.000 sinh viên năm 2023 (gấp đôi năm ngoái). Đáng chú ý, trường dự kiến tuyển gần 5.500 sinh viên cho một ngành học thuộc hai chuyên ngành và chương trình đào tạo, cao hơn tổng chỉ tiêu toàn trường năm 2022.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi