Thiết bị siêu nhỏ được thí sinh sử dụng để gian lận trong thi tốt nghiệp THPT như thế nào?

Thí sinh sử dụng tai nghe và camera siêu nhỏ gắn trên cúc áo để quay đề bài và nghe lời giải. Cơ quan công an đã phối hợp với nhân viên y tế để lấy thiết bị siêu nhỏ từ trong tai thí sinh ra.

Đó là một trong rất nhiều trường hợp gian lận tinh vi được đại diện Cục A03, Bộ Công an cho hay tại Hội nghị tập huấn về công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tổ chức tại Đà Nẵng ngày 17/4.

Hội nghị có hơn 400 đại biểu tham dự đến từ các Sở GD&ĐT, công an các tỉnh thành, Ban chỉ đạo kì thi cấp quốc gia…

Hội nghị có hơn 400 đại biểu tham dự. Ảnh: Thanh Trần

Theo Cục A03, tình trạng sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận được phát hiện nhiều qua các kỳ thi. Năm 2022, trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT, công an TP Hải Phòng đã triệt xóa đường dây mua bán thiết bị công nghệ cao, thu giữ 15 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, mỗi chiếc tai nghe kích thước khoảng 2mm.

Ngay trong kỳ thi, nhiều tỉnh thành cũng đã phát hiện thí sinh gian lận bằng thiết bị công nghệ đầy tinh vi. Tại Quảng Ninh, thí sinh sử dụng tai nghe và camera siêu nhỏ gắn trên cúc áo để quay đề bài và nghe lời giải. Sau khi phát hiện, cơ quan công an đã phối hợp với nhân viên y tế để lấy thiết bị siêu nhỏ từ trong tai thí sinh ra. Thiết bị gian lận này được thí sinh mua từ các đối tượng buôn bán trên Zalo với giá 1,5 triệu đồng.

Trong khi đó, tại Hải Phòng, trong giờ thi môn Ngữ Văn, một thí sinh đã dùng kính bluetooth gắn với tai nghe siêu nhỏ, kết nối với thiết bị bên ngoài để nghe lời giải.

Nhiều trường hợp khác lợi dụng sơ hở của cán bộ coi thi đã dùng điện thoại di động chụp hình đề thi gửi lên mạng nhờ giải hộ.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên phục vụ, tham gia tổ chức kì thi đều phải được tập huấn về quy chế thi, hướng dẫn thi...

Thượng tá Nguyễn Trọng Thái, Cục A06, Bộ Công An cho hay về cơ bản, thí sinh thường sử dụng hai thiết bị gian lận trong phòng thi là tai nghe siêu nhỏ và thiết bị thu, phát. Những chiếc tai nghe có kích thước chỉ vài mm, bé như hạt đậu được nhét vào tai rất khó phát hiện. Thiết bị thu phát thì được nguỵ trang dưới đồng hồ, mắt kính, vòng đeo tay….

Theo Thượng tá Thái, dấu hiệu để nhận ra các thí sinh gian lận là hay mang áo dài tay, bất kể trời nắng nóng, tóc tai lùm xùm. “Những thí sinh này thường không tập trung làm bài, suốt buổi quan sát, canh chừng giám thị. Trong giờ thi, các em hay đọc đề lẩm nhẩm hoặc đọc ra thành tiếng, mục đích là để truyền cho thiết bị bên ngoài. Mắt thường nhìn vào đồng hồ, bàn tay…”, ông nói. Thượng tá chỉ thêm, đa phần những tai nghe siêu nhỏ được gắn vào tai phải, do khi viết nghiêng đầu gắn vào tai bên trái rất dễ rơi.

Các thiết công nghệ được thí sinh sử dụng để gian lận. Ảnh: Thanh Trần

Tại buổi tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhìn nhận kì thi tốt nghiệp THPT là một kì thi hết sức quan trọng, đầy khó khăn, phức tạp, nhạy cảm và áp lực. Dù chỉ diễn ra trên toàn quốc trong 2 ngày nhưng công tác chuẩn bị, từ in sao đề thi, coi thi, chấm thi, lên điểm, phúc khảo… mất gần 2 tháng.

“Tập huấn, trao đổi, tháo gỡ, thực hành kĩ lưỡng thì khi tổ chức thực hiện, chúng ta sẽ chủ động hơn. Chúng tôi yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên phục vụ, tham gia tổ chức kì thi đều phải được tập huấn về quy chế thi, hướng dẫn thi và tập huấn sâu về chức trách nhiệm vụ của mình. Không một cán bộ nào tham gia vào các công đoạn của kì thi tốt nghiệp THPT lại không nắm vững quy chế, hướng dẫn thi, liên quan trực tiếp đến chức trách, nhiệm vụ của mình”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thanh Trần/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT công bố danh sách các đơn vị được phê duyệt, gia hạn, điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách các trường đại học và các chương trình đào tạo được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
Có thể xem nghiên cứu sinh như một phần đội ngũ cơ hữu của trường đại học (ĐH) là một ý kiến được nêu trong hội thảo lấy ý kiến dự thảo Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030, do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm 16.9.
Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS.
Thanh tra Bộ GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024-2025 đối với các cơ sở đào tạo. Các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non đều được thanh tra, kiểm tra.
Năm học 2024-2025, nhiều trường phổ thông tại TPHCM đã cho học sinh lớp Mười hai “học chạy” 2 môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đáp ứng sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của các em.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.