Thi tốt nghiệp THPT 2024: Đã sẵn sàng ở mức cao nhất

Trước thềm Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi này chia sẻ, cả nước đã chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng cho kỳ thi tổ chức trên diện rộng với gần 1,1 triệu thí sinh vốn phức tạp, nhạy cảm và lưu ý các địa phương quán triệt quyết liệt tinh thần không lơ là, chủ quan.
Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu kiểm tra công tác tổ chức thi, động viên học sinh tại Vĩnh Phúc ngay trước kỳ thi

Gian lận sẽ bị xử lý nghiêm

Cho tới thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương thực hiện như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Qua kiểm tra thực tế, các địa phương đã có sự chuẩn bị cho Kỳ thi từ sớm, từ xa. Ngoài Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, địa phương còn thành lập ban chỉ đạo thi cấp huyện, kịp thời phân công, làm rõ trách nhiệm, tiến hành thanh tra, kiểm tra với tinh thần rà soát tháo gỡ, chủ động trong các khâu. Một trong những việc mà các địa phương, nhà trường đã làm rất tốt, đó là hỗ trợ thí sinh. Không chỉ hỗ trợ các em về ôn tập, củng cố kiến thức để đạt kết quả mong muốn, mà còn chăm lo từ những việc nhỏ như thu thập số điện thoại của nhiều người trong gia đình thí sinh để trong trường hợp thí sinh đến muộn sẽ có phương án đưa đón hay nắm bắt thông tin của từng thí sinh nhà xa để hỗ trợ đưa đón tới điểm thi. Đặc biệt với những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh yếu thế, các địa phương đều có phương án hỗ trợ cả về vật chất, tinh thần để các em yên tâm dự thi.

Bộ GD&ĐT luôn nhấn mạnh: Chuẩn bị càng kỹ lưỡng bao nhiêu, chu đáo bao nhiêu việc triển khai thuận lợi bấy nhiêu. Và cho tới thới điểm này, có thể khẳng định công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng, sâu sát và toàn diện sẵn sàng để tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc.

Một trong những vấn đề được nhắc tới nhiều trong những năm qua và năm nay các địa phương vẫn lo ngại đó là phòng chống gian lận thi cử, nhất là sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận. Bộ GD&ĐT và các đơn vị có giải pháp gì để chặn?

Chúng ta đều biết trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay thì không thể tránh khỏi việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị tinh vi, không chỉ phục vụ cho gian lận thi cử mà còn cho nhiều hoạt động khác.

Trong nhiều năm qua, việc phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao đã được ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT các cấp coi là một trong những việc quan trọng phải được thực hiện kỹ từ giai đoạn chuẩn bị. Trong đó, vai trò phối hợp tích cực của lực lượng công an được thực hiện ngay từ khâu đầu tiên. Để có thể phát hiện, ngăn chặn tình trạng này, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an tập huấn cho tất cả các cán bộ tham gia phục vụ thi. Công an các tỉnh/thành phố tiếp tục tập huấn về nhận diện các thiết bị công nghệ cao và nguy cơ thí sinh có thể sử dụng cho đội ngũ cán bộ giáo viên tại các địa phương.

Chúng tôi xác định lấy phòng ngừa, nhận diện, ngăn chặn là chính. Trong đó, đề cao yếu tố con người vì các thiết bị công nghệ cao với mục đích gian lận có xuất hiện tràn lan như thế nào đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là lựa chọn con người làm nhiệm vụ liên quan thi.

“Việc bảo mật đề thi được Ban chỉ đạo thi cấp quốc gia xác định với Hội đồng thi 63 tỉnh, thành phố là nội dung rất quan trọng. Trong thời gian làm bài thi, đề thi thuộc diện bí mật cấp quốc gia. Mọi hành vi cố tình làm lộ lọt đề thi đều có nguy cơ bị xử lý hình sự. Do đó, trước kỳ thi, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh cũng như có giải pháp ngăn chặn để không xảy ra sự việc đáng tiếc. Nếu có trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng

Sơ suất nhỏ làm hỏng cả kỳ thi

Thứ trưởng còn những lưu ý gì khác để việc tổ chức kỳ thi “an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy chế, chu đáo và thân thiện”?

Với một kỳ thi tổ chức trên diện rộng, vốn phức tạp và nhạy cảm, tôi mong các địa phương sẽ quán triệt quyết liệt tinh thần không lơ là, chủ quan, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Chỉ dựa vào kinh nghiệm dễ gây chủ quan và dẫn tới sai sót. Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các điều kiện, nội dung, nhiệm vụ và đặc biệt là có kịch bản dự phòng, để trong bất kỳ tình huống nào cũng không bị động. Từ nay đến ngày thi, các địa phương tiếp tục rà soát kỹ một lần nữa về điều kiện dự thi của thí sinh, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh yếu thế, ở xa địa điểm tổ chức thi… Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi; ở những nơi xa xôi, ảnh hưởng của mưa bão nên có phương án đưa các em về điểm thi trước.

Tôi muốn nhấn mạnh tinh thần “4 đúng - 3 không” trong kỳ thi năm nay. “4 đúng” là: Đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng và đủ quy trình; đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm để kịp thời xử lý tình huống, sự cố bất thường. “3 không” là: Không lơ là, chủ quan; không căng thẳng, áp lực thái quá; không tự ý xử lý tình huống, sự cố bất thường. Các điểm thi trên toàn quốc không phân biệt lớn, nhỏ đều thực hiện nghiêm quy định, quy chế. Vì chỉ một sơ suất nhỏ ở một điểm thi sẽ làm hỏng cả kỳ thi. Bộ GD&ĐT mong cán bộ, thầy cô coi thi thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Với kỳ thi của lứa học sinh cuối cùng học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, Thứ trưởng muốn chia sẻ gì đến các em học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay?

Đối với mỗi em học sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn rất quan trọng khi kết thúc hành trình học phổ thông, mở ra hành trình nghề nghiệp và cao hơn. Còn vài ngày nữa kỳ thi chính thức diễn ra, chúc các em học sinh mạnh khoẻ, tự tin bước vào kỳ thi với kết quả tốt nhất. Các em lưu ý ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô và thực hiện theo đúng quy chế thi để đạt kết quả như mong muốn.

Cảm ơn Thứ trưởng!

Theo Hà Linh/TPO

 

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Phước sẽ có cơ sở giáo dục đại học đầu tiên vào năm 2025, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các khu vực lân cận
Từ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.