Thi tốt nghiệp THPT 2024: 63% thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội

63% thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội trong số hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đây là thông tin mới nhất Bộ GD-ĐT công bố trong hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra tại TP.HCM sáng nay 31.5.
Số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT về việc chọn bài thi của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. NGUỒN BỘ GD-ĐT

Tại hội nghị, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), công bố số liệu mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

94,66% thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến 

Theo ông Chương, tính đến thời điểm này, số liệu tổng hợp từ Bộ GD-ĐT ghi nhận tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.071.395, tăng khoảng 45.000 thí sinh so với năm ngoái (năm 2023 có 1.024.063 đăng ký dự thi). Trong đó, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến chiếm 94,66%.

Trong số các thí sinh đăng ký dự thi, ông Chương cho hay, có 96% thí sinh học lớp 12 và 4% thí sinh tự do. Đáng chú ý, 63% thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội và 37% đăng ký thi bài khoa học tự nhiên.

Bên cạnh đó, ông Chương lưu ý một số điểm mới trong kỳ thi năm nay như: quy định về chứng chỉ để miễn thi môn ngoại ngữ và được tính điểm 10 trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Ông Chương nhấn mạnh: "Danh mục các chứng chỉ ngoại ngữ này có một số chứng chỉ mới. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý các chứng chỉ ngoại ngữ phải có giá trị sử dụng đến ngày 26.6.2024".

Toàn cảnh hội nghị sáng nay. HÀ ÁNH

Thanh tra, kiểm tra: Không để khâu nào có lỗ hổng

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết thời điểm này ngành giáo dục đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Năm nay kỳ thi có khoảng 1 triệu học sinh tham dự, diễn ra cuối tháng 6.

"Kỳ thi năm nay có tính chất hết sức quan trọng, là kỳ thi kết thúc Chương trình GDPT 2006 để năm sau bắt đầu kỳ thi với học sinh theo học Chương trình GDPT 2018. Dù có những thay đổi giữa 2 kỳ thi nhưng tính chất không thay đổi, đều hướng đến đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng quản lý dạy học các trường, cung cấp những kết quả đáng tin cậy để tuyển sinh các trường ĐH-CĐ-dạy nghề", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ.

Liên quan đến công tác thanh tra và kiểm tra kỳ thi, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lưu ý đối tượng được thanh tra, kiểm tra là hội đồng thi, các thầy cô, đồng nghiệp và cả học sinh. "Nếu phương pháp làm việc không khéo léo có thể gây xung đột nhỏ, căng thẳng, khó chịu. Ngoài nghiệp vụ, công tác này cần lưu ý đến phương pháp thực hiện. Trên tinh thần nghiêm túc, đúng quy trình quy chế nhưng thân thiện, không tạo sự căng thẳng cho đồng nghiệp và thí sinh; tạo không khí 1 trường thi vừa nghiêm minh vừa thân thiện không thêm áp lực quá tải nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị. HÀ ÁNH

"Chỉ sơ suất nhỏ nhưng hệ lụy để lại rất lớn, có thể chỉ 1 phòng thi 1 địa điểm thi nhưng ảnh hưởng đến toàn bộ kỳ thi trong cả nước. Do đó, vai trò của thầy cô trong đoàn thanh-kiểm tra của các cơ sở giáo dục ĐH, sở GD-ĐT hết sức quan trọng. Lực lượng này sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói thêm.

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, nhiều trường đại học lớn khu vực phía Nam thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT, vì sao?.
Trường Đại học FPT sẽ bổ sung thêm các ngành học mới, phương thức tuyển sinh mới trong công tác tuyển sinh năm 2025.
Còn có hiện tượng giáo viên, học sinh hiểu một cách cứng nhắc cấu trúc, tính chất của đề tham khảo...
Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc xem xét bãi bỏ hoặc giảm tỷ lệ xét tuyển sớm vào đại học là cần thiết...
Năm 2025, dù có thêm môn tin học và công nghệ trong số các môn khoa học tự nhiên để lựa chọn thi tốt nghiệp THPT nhưng xu hướng học sinh chọn môn khoa học xã hội vẫn cao.
Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển, kiên quyết loại các tổ hợp "lạ".
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.