Thí sinh nào nên thay đổi nguyện vọng xét tuyển?

Chỉ còn vài ngày nữa thí sinh sẽ chính thức bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ở phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh phải lưu ý những gì để có cơ hội trúng tuyển ngay?

Thí sinh nào nên thay đổi nguyện vọng xét tuyển?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. K.H

3 trường hợp nên điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Thạc sĩ Trần Vũ, Trường phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng có 3 trường hợp thí sinh nên thực hiện thao tác điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.

"Đó là những em có kết quả thi THPT thấp hơn điểm trúng tuyển của tổ hợp tương ứng tại các nguyện vọng (NV) thứ 2 trở đi so với năm 2020 thì các em nên thay đổi thứ tự các NV hoặc thay thế các NV. Thí sinh hoàn toàn vẫn có thể “bất chấp” giữ nguyên NV1 vì có thể đó vẫn là một kỳ vọng đáng để thử nếu điểm năm nay không chênh lệch quá nhiều so với điểm năm ngoái (nhỏ hơn dưới 1 điểm). Trong trường hợp thay đổi NV1 hoặc NV2,3… các em có thể đưa các NV thấp hơn lên thành NV thứ hạng cao hơn, hoặc lựa chọn các NV có thứ hạng thấp hơn tại trường mình muốn học nhưng có cơ hội trúng tuyển cao hơn so với NV cũ... Nguyên tắc đặt NV vẫn như lúc chúng ta đăng ký, đó là NV thứ hạng cao hơn là ngành của trường chúng ta muốn ưu tiên theo học hơn".

Thí sinh nào nên thay đổi nguyện vọng xét tuyển?

Chỉ điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết. Đ.L

Ở trường hợp thứ 2, theo thạc sĩ Trần Vũ, khi thí sinh cảm thấy các NV đã đăng ký quá ít dẫn đến sự giới hạn lựa chọn với kết quả thi hiện tại. Chẳng hạn, ban đầu thí sinh mới chỉ đăng ký 1, 2 NV, thì nay các em có thể thêm. "Một lưu ý với 2 trường hợp này, là thí sinh phải kiểm tra thật kỹ mã ngành và mã trường, thực tế cũng đã có một số thí sinh nghĩ mình đăng ký ngành A, nhưng sau này trúng tuyển/không trúng tuyển mới biết mình đã đăng ký ngành khác A", thạc sĩ Vũ cho biết.

Ở trường hợp 3, thạc sĩ Vũ cho rằng các thí sinh cần thay đổi thông tin về đối tượng ưu tiên xét tuyển hoặc thông tin cá nhân, thì cũng cần điều chỉnh nguyện vọng. Thạc sĩ Vũ nói: "Các em phải cực kỳ cẩn trọng trong việc xác định các đối tượng ưu tiên lẫn thông tin cá nhân của mình, đặc biệt Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT có bổ sung thêm một số đối tượng ưu tiên. Đã từng có một số trường hợp thí sinh khai sai đối tượng, cứ nghĩ mình được điểm ưu tiên và đủ điều kiện trúng tuyển, nhưng đến khâu kiểm tra hồ sơ xác nhận nhập học thì thí sinh không đủ điều kiện và trở thành thí sinh không trúng tuyển".

Cẩn thận với "tấm vé cuối cùng"

Để có cơ hội trúng tuyển cao ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên, theo thạc sĩ Trần Minh Tuấn, Phó phòng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, thí sinh cần tìm hiểu điểm chuẩn những năm gần đây của ngành, trường mà mình muốn xét tuyển. "Đồng thời tìm hiểu kỹ biểu đồ điểm thi tốt nghiệp năm nay theo từng môn, theo tổ hợp... để xác định mức điểm của mình nằm ở khoảng nào. Ngoài ra, khi điều chỉnh, các em vẫn phải luôn tuân thủ quy tắc sắp xếp NV theo thứ tự từ trên xuống dưới, NV1 là ưu tiên cao nhất. Thí sinh cần ghi đúng mã cơ sở đào tạo, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển. Nếu ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại", thạc sĩ Tuấn lưu ý.

Thí sinh nào nên thay đổi nguyện vọng xét tuyển?

Thí sinh sẽ điều chỉnh nguyện vọng từ 29.8 đến 5.9. K.H

Việc điều chỉnh NV chính là cơ hội để thí sinh có thể trúng tuyển vào đúng ngành, đúng trường mà mình mong muốn. Do đó, tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, khuyên thí sinh cần hết sức bình tĩnh, cân nhắc mọi yếu tố đầu vào ở trên để điều chỉnh NV cho phù hợp với mức điểm thi mà mình đã đạt được.

"Trường hợp thí sinh đã lựa chọn đúng ngành, đúng trường theo mong muốn và có kết quả thi tốt so với điểm chuẩn của các năm thì không nên thực hiện điều chỉnh NV. Chỉ khi nào các em có điểm thi không tốt hoặc điểm thi tốt hơn nhiều so với kỳ vọng thì nên xem xét điều chỉnh cho phù hợp với mong muốn của bản thân. Hoặc thí sinh sau khi đăng ký rồi nhưng có suy xét, lựa chọn lại ngành, trường thì đây là cơ hội để thí sinh điều chỉnh cho phù hợp", theo tiến sĩ Duy. 

Và ngay tại thời điểm thay đổi NV này, hầu hết tất cả thí sinh đều biết mình đã trúng tuyển hay chưa đối với các phương thức xét tuyển khác (ưu tiên xét tuyển, xét tuyển theo kỳ thi đánh giá năng lực, học bạ,…), nên việc điều chỉnh phần lớn sẽ rơi vào các thí sinh không trúng tuyển ở tất cả phương thức trên. "Lúc này, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT gần như là “tấm vé” cuối cùng để các em có cơ hội vào ngành học, trường học mình mong muốn. Vì vậy các em nên cân nhắc thật kỹ. Cơ hội sẽ mất đi nếu các em không nắm lấy, bằng cách lựa chọn ngành học, trường học thật chính xác, phù hợp với mức điểm mình có", thạc sĩ Trần Vũ cho hay.

Trong trường hợp một số thí sinh đã đậu ĐH bằng các phương thức như xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực nhưng chưa đúng nguyện vọng của mình của mình, các chuyên gia khuyên thí sinh nên cân nhắc thật kỹ về việc có nên xác nhận nhập học hay chờ xét tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. "Vì nếu điểm thi không quá cao mà các em vẫn quyết định từ bỏ việc trúng tuyển bằng các phương thức khác để mạo hiểm bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, thì rất có thể bạn vuột mất tấm vé vào ĐH", thạc sĩ Trần Minh Tuấn khuyên.

Theo Mỹ Quyên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Ngày 23/4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Gia Định TP.HCM công bố điểm chuẩn đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm đối với 53 ngành/chuyên ngành trong đợt tháng 4/2024.
Đa số các trường đại học tại TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 600-700 điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, thang điểm tối đa là 1.200.
Năm nay, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được sử dụng để xét tuyển vào 105 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ trong cả nước. Thí sinh xét tuyển bằng phương thức này cần lưu ý những quy định khác nhau về điểm sàn, quy định riêng của các trường và các ngành.
Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, phương án đổi mới được chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2024 - 2025 và từ năm 2026 trở đi.
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 chưa diễn ra, việc đăng ký xét tuyển sớm nhằm tìm một tấm vé an toàn vào đại học là xu hướng nhiều thí sinh lựa chọn. Và nắm chắc thời gian đăng ký xét tuyển sớm của các trường là yếu tố đầu tiên thí sinh cần chuẩn bị cho cơ hội trúng tuyển sắp tới.
Điểm sàn cao nhất xét tuyển vào ĐH Kinh tế TP.HCM là 730 điểm, theo kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 năm 2024.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề