Thầy giáo chế tạo máy hỗ trợ đọc sách dành cho học sinh khiếm thị

Máy nhận diện văn bản từ các tài liệu in, chuyển đổi nội dung thành giọng nói và phát qua loa. Với mong muốn đưa sách vở đến gần hơn với người khiếm thị, thầy giáo Lê Tuấn Anh (35 tuổi), giáo viên Trường Liên cấp Thành phố giáo dục quốc tế-IEC Quảng Ngãi, đã chế tạo ra máy hỗ trợ đọc sách này.

Máy hỗ trợ đọc sách dành cho học sinh khiếm thị do thầy Lê Tuấn Anh chế tạo đã được thử nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng, Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập TPHCM, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Trung tâm Khiếm thị Nhật Hồng (TPHCM)…

Thầy Lê Tuấn Anh (áo trắng) cùng học sinh thử nghiệm máy hỗ trợ đọc sách. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Chia sẻ về ý tưởng sản phẩm, thầy Tuấn Anh cho biết: “Qua tìm hiểu, thực tế sách chương trình giáo dục phổ thông hiện nay chỉ in ấn một phần cho hệ thống chữ nổi và học sinh khiếm thị khi đọc sách qua chữ nổi thường bị giới hạn nội dung sách. Do đó, nhằm giảm khoảng cách tiếp cận giữa sách chữ nổi và sách giáo khoa, tôi nghiên cứu máy đọc sách cho học sinh khiếm thị, mong muốn các em được tiếp cận ngang hàng như học sinh bình thường”.

Cùng tham gia với thầy Tuấn Anh là 2 học sinh của thầy là em Nguyễn Đỗ Gia Phúc (lớp 10) và em Đinh Gia Bảo (lớp 11). Các thầy trò đã nghiên cứu, chế tạo máy hỗ trợ đọc sách tích hợp ứng dụng AI, công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), camera, chuyển đổi văn bản thành giọng nói.

Cách thức hoạt động, máy nhận diện văn bản từ các tài liệu in, chuyển đổi nội dung thành giọng nói và phát qua loa. Ngoài ra, thiết bị này cũng sở hữu nhiều tính năng như hỏi-đáp, học sinh có thể đặt câu hỏi về nội dung tài liệu và nhận được câu trả lời qua giọng nói.

Thầy Tuấn Anh hướng dẫn học sinh khiếm thị cách sử dụng máy. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Theo thầy Anh, trong quá trình thực hiện máy hỗ trợ đọc sách, nhóm gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là lập trình phân tích nội dung sách và bố cục sách trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Thầy Anh chia sẻ: “Hiện tại, máy hỗ trợ đọc sách đã đưa đi thử nghiệm tại nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, thầy trò chúng tôi vẫn mong muốn tìm ra giải pháp thiết kế mới để máy hỗ trợ đọc sách nhỏ gọn hơn, tích hợp dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, ứng dụng 4G để dễ dàng di chuyển, học sinh khiếm thị có thể mang đến trường như mang một chiếc điện thoại”.

Em Đinh Gia Bảo chia sẻ: “Ban đầu, khi làm ra 1 chiếc máy hỗ trợ đọc sách thì tốn rất nhiều thời gian nhưng bắt đầu làm từ chiếc thứ 2 trở đi, em chỉ cần khoảng 1 tuần cho 1 sản phẩm. Chúng em mong muốn mang đến giải pháp để giúp đỡ các bạn khiếm thị tiếp cận chương trình học”.

Theo NGUYỄN TRANG/ sggp.org.vn

Tin cùng chuyên mục

Lã Nguyễn Gia Hy, sinh viên khoa học và kỹ thuật máy tính Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa tốt nghiệp sớm với điểm số tuyệt đối...
Để được Christopher Rim hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào các trường đại học top đầu của Mỹ, học sinh và gia đình cần trả mức phí 1.500 USD/giờ, hoặc dịch vụ trọn gói 750.000 USD...
Sau một thế kỷ khiến giới toán học "đau đầu", giả thuyết Kakeya trong không gian ba chiều cuối cùng đã tìm được hướng giải, mở ra tiềm năng mới cho hàng loạt lĩnh vực liên quan...
Từng mất nửa năm để tìm hướng đi phù hợp, viết 40 bài luận và vượt qua 10 lá thư từ chối, Phạm Dương Khánh Ngân xuất sắc giành học bổng toàn phần trị giá 8,7 tỷ đồng từ Đại học Richmond (Mỹ)...
Với bài luận về người bạn đặc biệt, Phạm Gia Nguyên đã giành được suất trúng tuyển vào ĐH Columbia - một trong những đại học hàng đầu nước Mỹ...
Cuộc thi Hùng biện Socrates 2025 đã khép lại với chiến thắng đầy thuyết phục của Trần Thế Phương (Trường Đại học Luật Hà Nội) sau khi vượt qua hàng loạt thử thách trí tuệ và bản lĩnh trên sân khấu...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề