Thanh tra yêu cầu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả học phí dư cho sinh viên

Thanh tra TPHCM yêu cầu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch hoàn trả chênh lệch học phí cho sinh viên sau quyết định tăng học phí cách đây 2 năm.

Thanh tra TPHCM vừa có kết luận thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo và việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Theo kết luận này, nhà trường có nhiều thiếu sót, vi phạm trong tiếp công dân, khiếu nại, quản lý, sử dụng tài chính, sử dụng tài sản được giao.

Đặc biệt, theo kết luận thanh tra, trường có nguồn thu từ học phí các lớp đại học chính quy, hoạt động đào tạo dịch vụ (sau đại học, hệ đào tạo liên kết quốc tế, lớp đào tạo liên tục), phòng khám đa khoa... Doanh thu năm 2022 là 463,6 tỷ đồng, năm 2023 là 449,3 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, trường chưa xây dựng được biểu giá học phí theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ (do chưa xác định được các chi phí tiền lương, trực tiếp, quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác) mà thu theo khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Hội đồng trường có ban hành nghị quyết thông qua mức tạm tính cơ cấu giá dịch vụ giáo dục đào tạo và mức thu học phí áp dụng cho từng năm học.

Thanh tra yêu cầu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả học phí dư cho sinh viên

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: LH

Trong khi đó, ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, tại khoản 2 quy định: "Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022".

Thanh tra cho hay qua rà soát ghi nhận mức thu học phí của trường năm học 2022-2023 tăng so với năm học 2021-2022; trường chưa thực hiện hoàn trả phần học phí được điều chỉnh giảm cho người học theo quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP.

Nhà trường cũng không hạch toán các nguồn thu, khoản thi theo từng nội dung mà tách theo từng loại vào năm tài chính 2022. Theo kết luận thanh tra, điều này chưa đúng quy định.

Chánh thanh tra kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch kiểm điểm các cá nhân và tập thể liên quan đến các thiếu sót, sai phạm; tùy mức độ sai phạm có hình thức xử lý phù hợp, chấn chỉnh và khắc phục.

Riêng với phần học phí, nhà trường cần ban hành kế hoạch thực hiện và thông báo điều chỉnh mức thu năm học 2022-2023 bằng với năm học 2021-2022; công bố rộng rãi và rà soát, lập danh sách hoàn trả chênh lệch cho sinh viên.

Theo Lê Huyền/ Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...