Tầm nhìn khởi nghiệp - Trách nhiệm cộng đồng

Đây là chủ đề của chương trình talkshow do ĐHQG-HCM tổ chức vào ngày 7/11/2024, là hoạt động đầu tiên khởi động chuỗi talkshow “Khách mời của ĐHQG-HCM”. Chương trình “Tầm nhìn khởi nghiệp - Trách nhiệm cộng đồng” đã thu hút được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm.

Tầm nhìn khởi nghiệp - Trách nhiệm cộng đồng

PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM phát biểu khai mạc chương trình với hy vọng học sinh, sinh viên sẽ được tiếp thêm nguồn năng lượng mới, không ngừng tự trau dồi, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao giá trị bản thân và khát vọng cống hiến.

Các diễn giả tham gia buổi talkshow “Tầm nhìn khởi nghiệp - Trách nhiệm cộng đồng” có Ông Lê Trí Thông - Chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP.HCM; Ông Lê Hồng Phúc - Phó Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD); Ông Trung Nhật - Giảng viên thanh nhạc Nhạc viện TP.HCM, Á quân Cuộc thi Sao Mai năm 2009 dòng nhạc thính phòng; Cô Nguyễn Thị Ánh Viên - cựu vận động viên đội tuyển bơi lội quốc gia, Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Các diễn giả đã chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp; các yêu cầu thị trường lao động hiện nay và những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà sinh viên cần tích lũy để phát triển bản thân, phục vụ nghề nghiệp tương lai.

Theo ông Lê Trí Thông, khởi nghiệp là một vấn đề lớn với nhiều góc nhìn khác nhau. Khởi nghiệp chính là khởi tạo ra một giá trị. Ông Thông nhớ về lần khởi nghiệp đầu tiên là khi đi dạy thêm với mức phí “0 đồng” cho một bạn học sinh. Qua quá trình khởi nghiệp đặc biệt này, bản thân ông nhận thấy bản thân đã tạo nên giá trị và tự rút ra những kỹ năng, bài học và kinh nghiệm quý giá.

“Tinh thần khởi nghiệp là tinh thần mang lại giá trị cho cộng đồng. Các bạn có thể khởi nghiệp từ bây giờ - ngay khi còn trên ghế nhà trường. Những kỹ năng, trải nghiệm, kinh nghiệm sẽ là hành trang đi theo các bạn suốt cuộc đời”, ông Thông chia sẻ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP.HCM nhấn mạnh về trách nhiệm đối với cộng đồng. Việc khởi nghiệp là hành trình để đi từng bước. Trên hành trình đó, mỗi người không chỉ chịu trách nhiệm với bản thân mà còn phải quan tâm đến những người đã từng hỗ trợ mình, mở rộng hơn là hướng đến xã hội và cộng đồng.

Trao đổi về thị trường lao động, ông Lê Hồng Phúc cho rằng mỗi bạn sinh viên cần phải có tinh thần sẵn sàng, khi cơ hội đến, các bạn phải nắm bắt ngay. Trong đó, kiến thức không chỉ là tiếp thu trong môi trường giáo dục mà còn từ thực tế, sinh viên cần trang bị kỹ năng mềm tốt hơn để ứng biến với thị trường lao động. Ngoài ra, thái độ chính là thước đo để làm việc chuyên nghiệp, tận tâm với nghề và cam kết trách nhiệm.

Tầm nhìn khởi nghiệp - Trách nhiệm cộng đồng

Nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi cho các diễn giả và bày tỏ sự quan tâm về việc khởi nghiệp, trách nhiệm đối với cộng đồng.

Nhớ về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, ông Trung Nhật bày tỏ sự xúc động về sự thiêng liêng khi được tham gia cống hiến sức mình cho vấn đề chủ quyền đất nước. Ông Nhật cho rằng muốn khởi nghiệp tốt, mỗi sinh viên phải hướng đến những trách nhiệm cá nhân và cộng đồng. Khi sở hữu tư duy đổi mới cùng khát vọng cống hiến, tinh thần chia sẻ, mỗi sinh viên có thể nuôi dưỡng ước mơ to lớn và cống hiến.

“Trách nhiệm cộng đồng xuất phát từ chính bản thân. Không quan trọng là làm được bao nhiêu, có to lớn hay không, chỉ cần các bạn có sự chia sẻ dù là điều giản đơn, đó cũng là tinh thần đáng quý. Phải làm chủ bản thân, giúp cho bản thân chính là đang giúp cho cộng đồng và xã hội”, ông Nhật nói.

Chia sẻ về động lực xây dựng Câu lạc bộ Ánh Viên Swim Club, cô Nguyễn Thị Ánh Viên nhấn mạnh về tinh thần chia sẻ, trách nhiệm đối với cộng đồng. Theo cựu vận động viên đội tuyển bơi lội quốc gia, Việt Nam có số lượng sông ngòi lớn, mỗi lần nghe những tin tức về đuối nước, bản thân đã trăn trở về việc làm cách nào để hỗ trợ mọi người và hướng đến “xóa bỏ tai nạn đuối nước”. “Tôi và một số người bạn đã trăn trở về việc làm sao phổ biến môn bơi lội đến với mọi người, ít nhất là khiến họ đến với hồ bơi để có thể luyện tập. Và thông qua Câu lạc bộ, những năm qua đã có một số học trò từ một người không biết bơi cho đến đạt được những thành tích nhất định. Đó là niềm hạnh phúc và động lực của tôi để bước tiếp trên hành trình của mình”, cô Ánh Viên nói.

Châu Khang Hạ/ Nguồn: VNUHCM

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ (RnD to Startup) 2024 đã diễn ra vào tối nay (8.12) tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐH Quốc gia Hà Nội với sự tranh tài giữa 18 đội.
100.000 USD và buổi cố vấn đặc biệt với Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Microsoft - Satya Nadella sẽ là phần thưởng dành cho đội vô địch khi tham gia cuộc thi Microsoft Imagine Cup 2025 - cuộc thi về sáng tạo công nghệ dành cho sinh viên vừa được Microsoft khởi động
Ngày 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra tại TP. Hải Phòng. Đội thi YEAST ERA xuất sắc giành ngôi vị cao nhất với công nghệ lên men sinh khối.
Chiều 22/11, tại Trường Đại học Kiên Giang, Ban tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần III, năm 2024 - INNOBE 2024.
Với Axie Infinity, tựa game NFT đắt giá nhất thế giới, Sky Mavis không chỉ tạo ra một hiện tượng toàn cầu mà còn tiên phong cho trào lưu "play-to-earn". Tuy nhiên, đằng sau hào quang ấy là những thử thách cam go mà đội ngũ sáng lập, dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Thành Trung (cựu sinh viên FPT Edu), đã kiên cường đối mặt.
Xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, cùng với đó là sự khan hiếm và chi phí cao của vật liệu xây dựng, Nhóm sinh viên trường đại học Trà Vinh đã nảy ra ý tưởng sản xuất gạch bằng nhựa tái chế.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.