Sun Asterisk công bố mô hình khởi tạo dành cho các startup Việt

Lần đầu tiên tại Việt Nam có chương trình khởi tạo startup với sự hội tụ đầy đủ của 3 nguồn lực: Công nghệ-vốn-thị trường. Các startup trong lĩnh vực công nghệ y tế, giáo dục... có thể tham gia.

Sun Asterisk công bố mô hình khởi tạo dành cho các startup Việt

Đại diện Sun* Startups chia sẻ về mô hình khởi tạo startup giai đoạn 2022-2025 và Kick-off Chương trình Khởi tạo năm 2022. (Ảnh: Vietnam+)

Sáng 31/3, Sun* Startups (một Startup Studio thuộc Sun Asterisk Việt Nam) đã công bố mô hình khởi tạo startup giai đoạn 2022-2025 và Kick-off Chương trình Khởi tạo năm 2022.

Mô hình này có định hướng hoạt động như một hệ sinh thái “vườn ươm,” hội tụ các nguồn lực để tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ thông tin tại Việt Nam. 

Hiện nay, thị trường startup Việt Nam đang là điểm đến ưa thích của các quỹ đầu tư. Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ), năm 2021 đã có hơn 1,35 tỷ USD vốn đầu tư đến với các startup của Việt Nam. Các lĩnh vực thu hút vốn lớn là: Giáo dục, y tế, công nghệ tài chính, game, thương mại điện tử...

Tại Việt Nam đang có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa. Cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam đã và đang nhận được nhiều nguồn lực hỗ trợ từ hệ sinh thái khởi nghiệp trong hành trình của mình như: Nguồn vốn, hành lang pháp lý thông thoáng, nhiều tổ chức ươm tạo, luôn có những cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm.

Đáng nói là, với các startup ứng dụng công nghệ thông tin thì những nguồn lực này còn chưa đủ. Họ cần những nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, chẳng hạn như các lập trình viên phù hợp, thiết kế sản phẩm hay người quản lý sản phẩm, cố vấn công nghệ... Sự thiếu hụt này dẫn đến khả năng thất bại cao hoặc doanh nghiệp sẽ thiếu sự bứt phá khi ra thị trường.

Nắm bắt được vấn đề này, từ năm 2018, Sun* Startups đã bắt đầu thử nghiệm mô hình Khởi tạo startup ứng dụng công nghệ thông tin ở giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống, với sự bảo đảm về nguồn lực cố vấn công nghệ từ Sun Asterisk.

Đến giai đoạn 2022-2025, mô tập trung hỗ trợ các startup về công nghệ cho các lĩnh vực y tế và giáo dục tại Hà Nội. Điểm đặc biệt của mô hình giai đoạn này là sự cam kết về hỗ trợ quản lý sản phẩm, cố vấn công nghệ song song với sự đảm bảo về nguồn vốn, đầu ra thị trường từ các nhà đầu tư và đối tác chiến lược.

Mỗi startup tham gia chương trình được lựa chọn sẽ nhận được khoản đầu tư ban đầu (nếu cần) từ 20.000USD - 60.000USD hoặc không giới hạn từ các nhà đầu tư chiến trong 1,5 đến 2 tháng. Sau 4 đến 5 tháng sẽ là khoản đầu tư chính thức cho vòng tiếp theo.

Ngoài ra, các startup còn nhận được nhiều hỗ trợ khác như: Gói hỗ trợ nền tảng công nghệ trị giá lên đến 10.000USD từ các hãng công nghệ lớn, gói hỗ trợ truyền thông, tuyển dụng, tư vấn pháp lý, đào tạo...

Bà Trang Bui, đại diện Sun* - Giám đốc Chương trình khởi tạo chia sẻ: “Sau 3 năm thử nghiệm, mô hình này đã sẵn sàng được nhân rộng, bứt tốc trong giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến 2030 để có thể cho ra đời nhiều startup hơn, đáp ứng ‘cơn khát’ startup của các nhà đầu tư...”

Các startup có thể đăng ký tại đây.

Sau ngày 28/4/2022, đơn đăng ký sẽ được đóng để chuyển sang vòng tuyển chọn, lựa chọn các startup chính thức tham gia chương trình./.

Theo Vietnam+

Tin cùng chuyên mục

Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi nghiệp trồng rau.
Chọn bánh tráng để khởi nghiệp vì không muốn đặc sản quê nhà chỉ là những gói hàng rong không nhãn mác, đến nay, cô gái này đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình và có hơn 6.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Trước khi chạm đến thành công, nữ thanh niên tỉnh Đắk Nông từng vấp nhiều thất bại trong hành trình khởi nghiệp. Với quyết tâm không từ bỏ, chị đã vươn lên, đoạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn toàn quốc.
Với dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm "Sầu riêng ngũ cốc sấy thăng hoa", chị Trần Thị Dịu (tỉnh Đắk Nông) xuất sắc vượt qua 39 thí sinh khác trên cả nước để giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023 do T.Ư Đoàn tổ chức.
Dù hai người điều hành hãng túi còn rất trẻ (16 và 18 tuổi), tự nhận thiếu kinh nghiệm và được nhiều shark khuyên nên học xong rồi khởi nghiệp, nhưng được shark Phạm Thanh Hưng đầu tư 300 triệu đồng.
Từ CLB thanh niên hỗ trợ nhau làm kinh tế, anh Bạch Nhật Khánh (26 tuổi), Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN xã Phụng Hiệp (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), góp phần giúp nhiều lao động trẻ nông thôn có việc làm ổn định.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề