Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

UBND thành phố Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục đến tháng 12/2027.

Ngày 22/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2575 về việc ủy quyền cho Sở GD&ĐT phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở GD&ĐT sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố về việc thực hiện nội dung được ủy quyền theo đúng quy định.

Thẩm quyền phê duyệt danh mục sách giáo khoa từ năm học tới tại Hà Nội được ủy quyền cho Sở GD&ĐT thực hiện (Ảnh: Mỹ Hà).

Phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa vốn là thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Theo Thông tư 27 ban hành năm 2023 của Bộ GD&ĐT, quy trình chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục sẽ bắt đầu từ nhà trường.

Căn cứ vào kế hoạch của hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, các tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó. 

Từ kết quả lựa chọn của các tổ chuyên môn, hội đồng của nhà trường họp thảo luận, thẩm định. Sau đó nhà trường lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng GD&ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) hoặc Sở GD&ĐT (đối với cấp trung học phổ thông).

Ở bước thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn sách giáo khoa, Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT thẩm định hồ sơ của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, sau đó tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh.

Cuối cùng, UBND cấp tỉnh đưa ra quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.

Thông tư 27 quy định, UBND cấp tỉnh đăng tải công khai danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương. Đồng thời, các cơ sở giáo dục phải thông báo danh mục này đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30/4 hằng năm.

Trước khi có Thông tư 27, việc chọn sách giáo khoa thực hiện theo Thông tư 25 năm 2020, thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa trong các nhà trường thuộc về UBND cấp tỉnh.

Theo Hoàng Hồng/ dantri.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết sáng 23/6, sở này sẽ chính thức công bố điểm thi lớp 6 và 10 năm học 2025-2026...
Người học đủ điều kiện thuộc các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược dự kiến được cấp học bổng và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng mỗi tháng.
Tình trạng ‘dạy thêm trá hình’ dưới nhiều hình thức vẫn khá phổ biến, cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn...
Thông tư 29 bước đầu cho thấy việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường có vẻ "êm ả" hơn nhưng bên ngoài nhà trường vì nhiều mục tiêu, nhu cầu và thực tế về dạy học, thi cử khiến các mệnh lệnh trong thông tư không đủ để giải quyết...
Ngày 16.6, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố danh sách 171 điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 với tổng số khoảng 4.800 phòng thi, trung bình mỗi điểm thi có 28 phòng. Đồng thời sẽ lắp đặt camera toàn bộ các điểm thi và hội đồng chấm thi để giám sát và bảo mật an toàn đề thi, bài thi.
Sáng 16.6, với 451/460 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua dự án luật Nhà giáo với nhiều chính sách mới với giáo viên...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề