Sắp xếp, tinh gọn hai ĐHQG: Tự chủ mạnh hơn!

Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới

Liên quan đến việc nghiên cứu, đề xuất sắp xếp hai ĐHQG, giám đốc hai ĐHQG cho biết đây là cơ hội để tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Đầu tư trọng điểm để "bay cao, bay xa"

Việc nghiên cứu, đề xuất sắp xếp hai ĐHQG là cần thiết, để từ đó tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, quyết tâm xây dựng hai ĐHQG trở thành hai trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ hàng đầu.

Hiện hai ĐHQG đang chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn lại các đơn vị trực thuộc, nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập, hạn chế, tập trung vào mục tiêu phát triển, sứ mệnh đặt ra.

Giám đốc ĐHQG TP HCM Vũ Hải Quân cho hay sẽ kết thúc hoạt động những đơn vị, đầu mối không hiệu quả, sáp nhập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ những ban, đơn vị có chức năng trùng lặp, giao thoa. Giám đốc hai ĐHQG cũng đề xuất phương án, kiến nghị cụ thể về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy; đề án thành lập Đảng bộ hai ĐHQG; cơ chế, chính sách để tăng cường quản lý Nhà nước chuyên ngành, đồng thời tiếp tục ưu tiên tự chủ cao, đầu tư trọng điểm cho hai ĐHQG…

GS-TSKH Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, nguyên Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho rằng phương án sắp xếp hai ĐHQG cần kế thừa những lợi thế của mô hình ĐHQG hơn 30 năm qua, nhất là đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất, đi đôi với quyền tự chủ cao.

GS-TSKH Vũ Minh Giang, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cũng cho rằng việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hai ĐHQG phải đáp ứng sứ mệnh mới trong thời đại phát triển dựa vào tri thức, khoa học công nghệ, thực sự là nền tảng, diện mạo trí tuệ khoa học của đất nước. Muốn bay cao, bay xa, bay nhanh thì tổ chức bộ máy của hai ĐHQG phải chặt chẽ, tinh gọn, hiệu quả hơn nữa.

Sắp xếp, tinh gọn hai ĐHQG: Tự chủ mạnh hơn!

Một giờ học của sinh viên ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Bùi Tuân

Trách nhiệm với tương lai đất nước

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc sắp xếp hai ĐHQG phải dựa trên luận cứ khoa học, tư duy đột phá, đổi mới và kinh nghiệm quốc tế, cũng như bối cảnh, tình hình và xu thế hiện nay về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học là bảo đảm xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục ĐH, trên ĐH, từ dạy nghề đến giáo dục ĐH, vấn đề giáo dục ĐH gắn với nghiên cứu đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GD-ĐT, hai ĐHQG khẩn trương thành lập tổ công tác có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan hoàn thiện báo cáo tổng kết về mô hình tổ chức bộ máy hai ĐHQG, phương án cải cách, tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, bám sát nội dung Nghị quyết 18/NQ-TW, Nghị quyết 19/NQ-TW, chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về sứ mệnh hai ĐHQG, các luật liên quan.

Trong đó, hai ĐHQG cần chỉ rõ những ưu điểm, bất cập, tồn tại, hạn chế, giải pháp khắc phục, từ đó, xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm dân chủ, khoa học, có sự kế thừa vị thế của hai ĐHQG cũng như trách nhiệm đối với tương lai phát triển của đất nước trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo khoa học công nghệ.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy phải giúp hai ĐHQG tự chủ mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, tách bạch nguồn lực Nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ trọng điểm của quốc gia, trong đó có các lĩnh vực mũi nhọn (vật liệu, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo, điện hạt nhân, bán dẫn…). Đồng thời, đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị, trung tâm nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ... theo đặt hàng của doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội. 

Xây dựng cơ chế mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai ĐHQG cần rà soát lại quy chế hoạt động; xây dựng dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ; kiến nghị những cơ chế, chính sách mới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện sứ mệnh mới được Đảng, Nhà nước giao.

Theo Yến Anh/Người Lao Động

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...