Sáp nhập thêm 2 trường CĐ, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tuyển sinh ra sao?

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến có thêm 2 trường CĐ địa phương sáp nhập và trở thành phân hiệu thời gian tới. Việc tuyển sinh sau khi sáp nhập của trường sẽ theo hướng nào?

Sáp nhập thêm 2 trường CĐ, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tuyển sinh ra sao?

Sinh viên trúng tuyển làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. ĐÀO NGỌC THẠCH

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến có 2 phân hiệu

UBND tỉnh Long An vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT về việc chấp thuận thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại tỉnh này trên cơ sở Trường CĐ Sư phạm Long An.

Theo văn bản, UBND tỉnh Long An cho hay việc thành lập phân hiệu là thật sự cần thiết nhằm nâng cao năng lực đào tạo giáo viên của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho tỉnh trong thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học và THCS.

Một trong các mục tiêu của đề án này là duy trì và mở rộng quy mô đào tạo của Trường CĐ Sư phạm Long An, đáp ứng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Long An nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Cũng theo văn bản của UBND tỉnh Long An, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tiếp nhận toàn bộ nhân sự hiện có của Trường CĐ Sư phạm Long An để đào tạo, bố trí vào các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc Phân hiệu trường tại Long An.

Trước đó, UBND tỉnh Gia Lai cũng có buổi làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM về việc chuyển đổi Trường CĐ Sư phạm Gia Lai thành Phân hiệu của trường ĐH này. Dự thảo chuyển đổi đã được trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện trong thời gian tới.

 

Như vậy, với việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Long An và Trường CĐ Sư phạm Gia Lai, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ có thêm 2 phân hiệu tại Gia Lai và Long An thời gian tới.

Phân hiệu sẽ tuyển sinh ra sao?

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trước mắt trường đang chờ quyết định cho phép thành lập phân hiệu tại Long An của Bộ GD-ĐT.

“Hiện Trường CĐ Sư phạm Long An đang đào tạo 1 ngành bậc CĐ là sư phạm mầm non. Các sinh viên này sẽ tiếp tục theo học hết chương trình CĐ. Với việc tuyển sinh mới, trường có thể xin phép để đào tạo các ngành hiện có tại cơ sở chính cho phân hiệu theo quy định. Tuy nhiên, việc tuyển sinh cụ thể còn căn cứ trên thực tế nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương”, thạc sĩ Trung thông tin.

Theo kế hoạch dự kiến, năm 2022 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tuyển sinh theo 5 phương thức. Các phương thức bao gồm: tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT, xét tuyển thẳng theo quy định riêng của trường, xét tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tự tổ chức, xét kết quả học tập THPT và điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

“Phương thức tuyển sinh tại phân hiệu sẽ áp dụng tương tự như cơ sở chính. Tuy nhiên, phân hiệu có chỉ tiêu và điểm chuẩn riêng”, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông tin thêm.

Theo Hà Ánh/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường ĐH đã công bố mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) các phương thức tuyển sinh sớm. Đáng chú ý là mặt bằng điểm chuẩn này của nhiều trường khá thấp, thậm chí dưới mức điểm trung bình tính theo thang điểm của phương thức xét tuyển.
Một trường công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM cao nhất ở mức 850 điểm.
Một số cơ sở giáo dục đại học vừa công bố kết quả xét tuyển sớm năm 2023.
Thí sinh xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cần đạt tối thiểu 5.5 IELTS, tăng so với mức 5.0 của năm ngoái.
Ngày 1/6, Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).
Đến tối 31.5, trên cả nước đã có 64 trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực và đánh giá tư duy do 2 Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi