Sáp nhập 3 trường thành trường Đại học Nghệ An

Dự kiến năm 2022-2023, 1 trường đại học và 2 trường cao đẳng sẽ sáp nhập và đổi tên thành trường Đại học Nghệ An.

UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định phê duyệt chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong chiến lược phát triển này, Nghệ An thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển bền vững giáo dục và đào tạo gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Sáp nhập 3 trường thành trường Đại học Nghệ An

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, 1 trong 3 trường sẽ sáp nhập thành trường Đại học Nghệ An

Theo đó, các trường Đại học kinh tế Nghệ An; Cao đẳng Sư phạm Nghệ An và Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An sẽ được sáp nhập và đổi tên thành trường Đại học Nghệ An.

Đến năm 2025, Nghệ An tái cơ cấu các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành trường đại học lớn của tỉnh. Đến năm 2030 phát triển theo hướng chuẩn hóa khu vực và quốc tế. Đến năm 2045, Nghệ An trở thành trung tâm đào tạo của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Bên cạnh đó, với giáo dục phổ thông, Nghệ An tiếp tục sáp nhập trường lớp gắn với chủ trương sáp nhập địa bàn hành chính; dồn dịch các điểm trường. Tỉnh đặt mục tiêu giảm từ 23 - 25 trường, 35 - 65 điểm trường và 50 - 70% lớp ghép.

Nghệ An có hơn 1.000 điểm trường. Do đó, điểm trường được dồn dịch nhằm tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Ngoài ra, Nghệ An đặt mục tiêu giáo dục đến năm 2030 có ít nhất 80% trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng được 20% trường mầm non, phổ thông tự chủ, tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế... Nghệ An phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất một trường phổ thông quốc tế, Đại học Nghệ An được xếp hạng khu vực quốc tế.

Có đủ 100% phòng học, phòng chức năng kiên cố và bán kiên cố, trong đó 15% cơ sở có phòng học thông minh. Tỷ lệ huy động đảm bảo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 tuổi, duy trì mức độ phổ cập đã đạt, trong đó có 45% đơn vị đạt phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3.

Nghệ An phấn đấu nâng chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh lên vị trí thứ 15 toàn quốc từ vị trí khoảng 20 hiện nay và dẫn đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tỉnh đặt mục tiêu xây dựng một trường phổ thông quốc tế và đại học của Nghệ An được xếp hạng khu vực, quốc tế.

Theo Thu Hiền/TPO 

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề