Quyết định của Thủ tướng chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ngày 15/11,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1386 về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Đại học thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan, quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2024 tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Theo Quyết định này, sửa đổi điều khoản thuộc Quyết định số 298 ban hành năm 2024 của Thủ tướng về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

Hội đồng trường, chủ tịch Hội đồng trường, hiệu trưởng tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận giám đốc ĐH Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Việt Nam đã có các đại học: Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TPHCM, Đại học Kinh tế Quốc dân và ĐH Duy Tân. Trong số này, ĐH Duy Tân là ĐH ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam còn có 2 Đại học Quốc gia và 3 đại học vùng là ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng.
Theo Nghiêm Huê/ Tiền phong

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.