Quy hoạch cơ sở giáo dục ĐH cần “mở”, đón đầu xu thế phát triển

H thng giáo dc ĐH Vit Nam phát trin c v quy mô, sng và ngành ngh đào to, qua đó đáp ng nhu cu phát trin đt nưc. Tuy nhiên, vic phân b các cơ s giáo dc ĐH có nơi còn bt cp; có s khác bit v quy mô, lĩnh vc, cht lưng đào to và hiu qu đu tư ca Nhà nưc đi vi các cơ s giáo dc ĐH khác nhau.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhận định điều này tại cuộc họp thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050.

Thực tiễn cho thấy, yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng cao đối với các cơ sở giáo dục ĐH, nhất là trong lĩnh vực đào tạo giáo viên. Vì vậy, theo Thứ trưởng, ngoài những căn cứ pháp lý, nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm lần này cần đảm bảo hiệu quả của đầu tư Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Thứ trưởng cho rằng, nhiệm vụ lần này khó, quy hoạch cơ sở giáo dục ĐH không chỉ thuần túy về mặt không gian, mức độ đảm bảo chất lượng… mà còn nhiều vấn đề khác. Việc lập quy hoạch cần mang tính mở, đón đầu xu thế phát triển, đặc biệt phải tính đến hiệu quả đầu tư của Nhà nước và xã hội. Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Thứ trưởng đề nghị bộ phận soạn thảo tiếp thu trên tinh thần cầu thị để tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, cần làm rõ nội dung chính, quan điểm, nguyên tắc lập quy hoạch. Quy hoạch không những đáp ứng nhu cầu của người học mà cả yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các vùng, miền trên cả nước; đồng thời gắn với trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và các địa phương. Nội dung quy hoạch cần cụ thể, rõ ràng và tính đến yếu tố đặc thù của các ngành đào tạo, trong đó có ngành sư phạm.

Theo dự thảo “Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050”, một trong những quan điểm lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH là sắp xếp lại các ĐH, trường ĐH đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư, hạn chế lãng phí; chất lượng đào tạo; khai phóng, đổi mới sáng tạo, liên kết với doanh nghiệp. Hình thành được một số ĐH, trường ĐH uy tín trong khu vực và thế giới. Sáp nhập các trường ĐH quy mô nhỏ, kém hiệu quả và quy hoạch theo hướng mở, phát triển các ĐH, trường ĐH có điều kiện đảm bảo chất lượng tốt…

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn còn đề cập đến vấn đề xây dựng và phát triển trường trọng điểm; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH công lập và khuyến khích các trường ngoài công lập phát triển.

Thc Trân

Tin cùng chuyên mục

Từ khi các trường ĐH được thực hiện tự chủ mở ngành, hàng trăm ngành học mới được mở ra nhưng trong số đó nhiều ngành không tuyển được sinh viên dẫn đến đóng cửa.
Từ khi trường ĐH được tự chủ mở ngành đào tạo, hàng loạt ngành mới xuất hiện mỗi năm. Nhưng nhiều ngành đã nhanh chóng đóng cửa chỉ sau một vài năm tuyển sinh.
Từ quy định tối thiểu của Bộ GD&ĐT, cơ sở đào tạo đại học (ĐH) được phép nâng “sàn” nên đôi khi những người trong cuộc cảm thấy băn khoăn do chưa thực sự nắm bắt được ngọn nguồn vấn đề trong đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam
Rất nhiều quảng cáo hấp dẫn về các khóa luyện thi, các sách luyện đề đánh giá năng lực được tung ra, nhất là trong giai đoạn nước rút. Các chuyên gia nhất quán cho rằng, tham gia những khóa luyện thi vừa tốn tiền, vừa mất thời gian mà không mang lại hiệu quả.
Năm học 2023 - 2024, Nghệ An tăng 7.226 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10. Tại TPHCM, áp lực với học sinh thi vào lớp 10 cũng khốc liệt khi có đến 20.000 thí sinh rớt khỏi “đường đua vào trường công”.
Theo công bố của Bộ GD-ĐT tại hội nghị tuyển sinh 2024, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa và Phú Yên có hai năm liên tiếp nằm trong top 10 tỷ lệ vào ĐH trên tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề