Phát triển đội ngũ giáo viên tư vấn giáo dục hướng nghiệp trong trường học

Trước ý kiến cử tri đề nghị tăng cường định hướng nghề nghiệp cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, những năm qua, Bộ rất quan tâm đến công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học.

Gian hàng của học sinh Hà Nội dự cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc năm 2023.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025".

Thực hiện Nghị quyết  số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình được thiết kế theo 2 giai đoạn, gồm giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 522/QĐ-TTg, song song với việc thực giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, chương trình định hướng phân luồng học sinh ngay từ cuối giai đoạn giáo dục cơ bản (kết thúc cấp trung học cơ sở) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông). Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hóa, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo các địa phương tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tư vấn làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc Đề án 522/QĐ-TTg; tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh trong việc hướng nghiệp, phần luồng; phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

Theo Thống Nhất/ HNMO

Tin cùng chuyên mục

Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Giữ ổn định hệ thống, đưa khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thành trường trọng điểm quốc gia, xóa hệ thống cao đẳng sư phạm…
Đề sẽ dựa trên nội dung chương trình lớp 10, 11 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng đúng với định dạng, cấu trúc mới
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề