Phần lớn sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM chọn làm việc tại TP.HCM

Kết quả khảo sát tình hình việc làm năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy, phần lớn sinh viên ĐH này sau khi tốt nghiệp đã chọn làm việc tại TP.HCM.

Phần lớn sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM chọn làm việc tại TP.HCM

Phần lớn sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM chọn làm việc tại TP.HCM sau khi tốt nghiệp. Ảnh: Nhật Thịnh

Theo kết quả khảo sát tình hình việc làm năm 2023, các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM ghi nhận kết quả, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp đã chọn TP.HCM là nơi làm việc.

Trong đó, Trường ĐH Kinh tế - Luật dẫn đầu với 96,17% sinh viên làm việc tại TP.HCM. Trường này chỉ ghi nhận 1,85% làm việc tại quê nhà và 1,78% làm việc tại các địa phương khác. Tương tự, Trường ĐH Quốc tế có 91,67% sinh viên chọn TP.HCM là nơi làm việc; 3,79% sinh viên về quê làm việc và 4,55% chọn các địa phương khác ngoài TP.HCM.

Sinh viên các trường kỹ thuật và công nghệ lại có xu hướng chọn địa điểm làm việc đa dạng hơn nhưng đa số vẫn chọn TP.HCM là nơi làm việc sau tốt nghiệp. Trường ĐH Công nghệ thông tin ghi nhận tỷ lệ sinh viên làm việc tại TP.HCM khoảng 80%.

Kết quả từ Trường ĐH Bách khoa cho thấy phần lớn sinh viên sau tốt nghiệp chọn TP.HCM làm nơi phát triển sự nghiệp (67,98%). Các tỉnh phía nam (không bao gồm TP.HCM) thu hút số lượng sinh viên đáng kể (21,61%); tỷ lệ làm việc tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc (7,66%), làm việc hoặc học tập lên cao ở nước ngoài là 2,75%.

Từ số liệu trên, ĐH Quốc gia TP.HCM nhìn nhận, đa số sinh viên ĐH này sau khi tốt nghiệp bậc ĐH đã chọn TP.HCM là nơi phục vụ, cống hiến. Mặt khác, điều này cũng cho thấy sức hút mạnh mẽ của TP.HCM nhờ thị trường lao động trình độ cao phát triển, đa dạng ngành nghề và cơ hội thăng tiến rõ ràng.

Năm 2023, ĐH Quốc gia TP.HCM có quy mô đào tạo khoảng 94.000 sinh viên ĐH chính quy và hơn 8.000 học viên cao học, nghiên cứu sinh. Mỗi năm, ĐH này cung cấp khoảng gần 20.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ trong hầu hết tất cả các lĩnh vực cho TP.HCM, các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và vùng ven biển và Nam Trung bộ.

Theo Hà Ánh/Thanh Niên

Tin cùng chuyên mục

Các hoạt động chia sẻ từ các chuyên gia cùng với khu vực triển lãm các gian hàng là nơi quy tụ của các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cung cấp việc làm xanh, kỹ năng xanh cho thanh niên là cơ hội để giới trẻ Việt Nam có được định hướng nghề nghiệp tốt và nắm bắt cơ hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế xanh của đất nước.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi triển khai sẽ cần số lượng lớn nguồn nhân lực. Nhưng hiện nay, các trường đại học trong nước khó có thể đào tạo kịp với nhu cầu thực tế.
Các chuyên gia, ĐBQH cho rằng,dự thảo Luật Nhà giáo cần có những chính sách đột phá cho giáo viên và ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào sư phạm.
Theo các chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam phải sẵn sàng “mở cửa” đón nhận các “đại bàng” công nghệ vào đầu tư, hợp tác, bằng việc giải quyết bài toán nhân lực thông qua việc thay đổi tư duy đào tạo từ sớm.
Công nghiệp bán dẫn đang được coi là trụ cột quan trọng của nền kinh tế số. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tích cực mở cửa chính sách, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển ngành công nghiệp này.
Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là nghề mới nổi, với cơ hội việc làm và thu nhập hấp dẫn. Tại Việt Nam, kỹ sư AI có thể được trả lên tới 10 tỉ đồng/năm ở vị trí cấp cao, theo chuyên gia.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.