Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Nắm chắc kiến thức dòng sự kiện

Đối với môn Lịch sử, học sinh cần bám sát chương trình, kiến thức cơ bản, tập trung kiến thức trọng tâm theo chủ đề, dòng sự kiện lịch sử để tránh nhầm kiến thức. Trong quá trình ôn tập, các em cần kết hợp thư giãn giải trí với việc tổng hợp lại các kiến thức theo chương trình để đạt được kết quả tốt nhất.

ThS. Trần Thị Giang - Giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đã có những hướng dẫn giúp học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm học 2024 - 2025 thi tốt môn Lịch sử.

Ông thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Nắm chắc kiến thức dòng sự kiện

ThS. Trần Thị Giang - Giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đang dạy học sinh trong tiết Lịch sử

Phải học và hiểu

ThS. Giang cho biết, môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có thay đổi cấu trúc đề với 2 phần. Phần trắc nghiệm lựa chọn một đáp án đúng và phần trắc nghiệm lựa chọn đúng sai.

So với cấu trúc đề thi của những năm trước, số lượng câu hỏi ít hơn. Giảm từ 40 câu xuống còn 28 câu (40 lệnh hỏi), thời gian 50 phút.

Với sự đổi mới này, học sinh cần lưu ý kiến thức dựa trên 3 mức độ: Nhận biết: 16 câu (12 câu phần 1+ 4 câu phần 2); Thông hiểu: 12 (8 câu phần 1 + 4 câu phần 2); Vận dụng: 12 câu (4 câu phần 1 + 8 câu phần 2).

Điểm khác biệt của đề thi môn Lịch sử theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước.

Với những đổi mới ở cấu trúc định dạng đề thi trắc nghiệm sẽ giảm tình trạng học sinh đoán mò, tích bừa vào ô trả lời và đạt điểm nhờ “ăn may”. Với cấu trúc định dạng như vậy, xác suất có điểm do chọn ngẫu nhiên (chọn bừa) giảm từ 2,5 điểm xuống còn 2,35 điểm. Để làm được bài, học sinh phải học, phải hiểu mới có điểm.

Chuẩn bị sẵn sàng

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, ThS. Giang khuyên học sinh cần lưu ý kiến thức cả lớp 10, 11, 12. Các em cần phân kiến thức theo chủ đề vì cấu trúc mới nên hình thành sơ đồ tư duy với kiến thức trọng tâm của mỗi chủ đề đó. Đồng thời, các em phải liên kết các sự kiện có điểm nhận dạng chung, khung thời gian chính của từng giai đoạn lịch sử, tránh học vẹt. Điều đó giúp các em nhớ lâu được kiến thức lịch sử.

“Các em nên chuẩn bị tâm lí thoải mái, cần phân bổ giờ học và lượng kiến thức hợp lý, tránh học nhồi nhét, phải đọc nhiều thông tin và liên hệ chúng vào thực tế”, ThS. Giang lưu ý.

Ngoài kiến thức, ThS. Giang cũng nhắc nhở học sinh chuẩn bị một số điều cần thiết cho môn thi Lịch sử. Đối với vật dụng, các em cần chuẩn bị CCCD, thẻ dự thi, thẻ học sinh. Kiểm tra lại thông tin cá nhân: số báo danh, phòng thi, thời gian làm bài. Thực hiện ngay hướng dẫn của giám thị: Cách điền phiếu trả lời trắc nghiệm, điền và tô số báo danh và mã đề. Sau khi phát đề thi môn Lịch sử, học sinh cần đọc lướt toàn bộ đề thi, xác định qua các câu hỏi trong đề, kiểm tra độ mờ - rõ của đề nếu có bất thường báo ngay với giám thị để đổi đề. Điều này rất quan trọng!

Tiếp theo, các em làm nhanh các câu nhận biết, thông hiểu trước. Thường câu khó đang nằm ở dạng câu Đúng/ Sai. Không sa đà vào một câu khó quá lâu cũng như câu lạ. Tô hoặc điền/tô đáp án cẩn thận vào phiếu trả lời trắc nghiệm: Tô đậm, không tô nhiều phương án. Dành thời gian kiểm tra lại toàn bộ bài làm, không bỏ phí thời gian trong phòng thi dù là 1 phút!

Trong quá trình làm bài các em nên phân bổ thời gian hợp lý, gạch chân từ “chìa khóa” quan trọng kỹ để tránh hiểu sai ý câu hỏi như: “luôn đúng”, “luôn sai”, “tất cả”, “một số”…

“Các em không nên để trống câu trả lời nào. Nếu không chắc, hãy sử dụng phương pháp loại trừ. Nếu hết thời gian hãy chọn ngay một phương án bất kỳ”, ThS. Giang lưu ý.

Theo ThS. Giang, để vững tâm hơn, học sinh nên làm nhiều bài tập trắc nghiệm và luyện đề thi thử. Dù là năm đầu của Chương trình 2018 nhưng hiện nay nguồn đề tham khảo trên mạng cũng khá đa dạng, phong phú nên các em có thể tải về làm như bài thi thật. Nếu bị sai câu nào, các em có thể ghi chú lại lỗi sai để rút kinh nghiệm.

“Thi thử là tên thường gọi của các đợt rà soát, kiểm tra kiến thức có cấu trúc đề, coi thi, chấm thi… mô phỏng giống phần nào thi thật. Các kỳ thi thử đã xuất hiện từ nhiều năm nên không còn xa lạ với thí sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, quy mô và số lượng các kỳ thi thử ngày càng mở rộng hơn. Việc các em làm bài thi thử sẽ tập dượt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT chính thức”, ThS. Giang chia sẻ.

Ngọc Thanh

Tin cùng chuyên mục

Hiện nay môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được nhiều trường đại học đưa vào các tổ hợp xét tuyển, tạo ra nhiều cơ hội cho các em. Do đó, để đạt điểm tốt ở môn thi này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, học sinh cần đầu tư nhiều thời gian để học bài và luyện đề. Ngoài ra, các em nên đọc thêm các tài liệu liên quan đến kinh tế, pháp luật để hiểu biết thêm, không chỉ phục vụ kỳ thi mà còn áp dụng vào cuộc sống.
Theo cấu trúc đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý, học sinh sẽ khó lấy điểm nhất là các câu hỏi đúng - sai. Do đó các em cần học kỹ lý thuyết, tham khảo nhiều tài liệu, liên hệ thực tế… để làm bài tốt.
Để ôn tập có hiệu quả môn Tin học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, học sinh nên tập trung các chủ đề của phần lý thuyết, các nội có phần thực hành thì các em cần chú ý kỹ năng thực hành, thường xuyên luyện tập và thực hành các phần nội dung đã học, tham khảo nhiều nguồn tài liệu trực tuyến, ôn tập kiến thức thường xuyên, luyện giải đề thi thử
Không máy móc, rời rạc từng câu hỏi, mỗi năm một chủ đề, đề Ngữ văn lớp 10 TPHCM luôn khiến học sinh bất ngờ, giáo viên thích thú. Đề thi theo hướng mở, sáng tạo và chưa bao giờ trùng lặp.
Năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các giáo viên hướng dẫn học sinh cách ôn tập khoa học, đúng hướng theo chương trình mới để đạt kết quả tốt nhất...
Các giáo viên lớp 9 giàu kinh nghiệm nêu ra những điểm mới và hướng dẫn học sinh TP.HCM cách thức ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 lần đầu áp dụng Chương trình GDPT 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề