Nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên vùng ĐBSCL

Chiều 22/11, tại Trường Đại học Kiên Giang, Ban tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần III, năm 2024 - INNOBE 2024.

Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần III, năm 2024, thu hút 79 dự án từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và THPT trong khu vực tham gia. Sau hai vòng thi, Ban tổ chức chọn 52 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung kết.

Nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên vùng ĐBSCL

TS. Nguyễn Văn Thành – Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Kiên Giang phát biểu. Ảnh: ĐH KG

TS. Nguyễn Văn Thành – Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Kiên Giang cho biết, cuộc thi INNOBE 2024 không chỉ là sân chơi sáng tạo, còn là cầu nối quan trọng giữa học sinh, sinh viên và các nhà đầu tư, chuyên gia. Đây là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện ý tưởng khởi nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và định hướng hành trình lập nghiệp trong tương lai.

Cuộc thi INNOBE 2024 còn nơi truyền cảm hứng, ươm mầm những ý tưởng sáng tạo, kết nối các bạn trẻ với hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực, bước đệm để học sinh, sinh viên định hình hành trình lập nghiệp và đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên vùng ĐBSCL

Thí sinh trình bày phần thi của mình.

Vòng chung kết được tổ chức với hai bảng thi: bảng sinh viên 30 dự án và bảng học sinh 22 dự án. Các đội thi trải qua hai phần thi chính gồm: vòng Pitching (trình bày ý tưởng) và vòng hỏi đáp (phản biện).

Cuộc thi đánh giá các dự án (bảng học sinh) dựa trên 7 tiêu chí, gồm: tính khả thi, sự sáng tạo, tiềm năng mở rộng, tác động xã hội, điểm bình chọn, hiệu quả làm việc nhóm và trình bày trực quan.

Nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên vùng ĐBSCL

Ban giám khảo xem dự án dự thi.

Kết quả, bảng học sinh: Dự án Chế tạo màng nhựa sinh học thân thiện với môi trường từ bã cafe và tinh bột sắn Việt Nam của học sinh Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Kiên Giang) đoạt giải Nhất; ý tưởng Gốm không nung từ cellulose của thân cây chuối và calcium carbonate của vỏ ốc bươu vàng của học sinh Trường THPT Long Tây (tỉnh Hậu Giang) đoạt giải Nhì; dự án Thịt chay từ vỏ sầu riêng của học sinh Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (tỉnh Bến Tre) đoạt giải Ba.

Đối với bảng sinh viên: dự án Áo giáp hạt giống của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đoạt giải Nhất; dự án Sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh đoạt giải Nhì; dự án Lucbinhgauze – băng gạc sinh học từ cây lục bình của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh đoạt giải ba.

Theo Hòa Hội/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ (RnD to Startup) 2024 đã diễn ra vào tối nay (8.12) tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐH Quốc gia Hà Nội với sự tranh tài giữa 18 đội.
100.000 USD và buổi cố vấn đặc biệt với Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Microsoft - Satya Nadella sẽ là phần thưởng dành cho đội vô địch khi tham gia cuộc thi Microsoft Imagine Cup 2025 - cuộc thi về sáng tạo công nghệ dành cho sinh viên vừa được Microsoft khởi động
Ngày 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra tại TP. Hải Phòng. Đội thi YEAST ERA xuất sắc giành ngôi vị cao nhất với công nghệ lên men sinh khối.
Với Axie Infinity, tựa game NFT đắt giá nhất thế giới, Sky Mavis không chỉ tạo ra một hiện tượng toàn cầu mà còn tiên phong cho trào lưu "play-to-earn". Tuy nhiên, đằng sau hào quang ấy là những thử thách cam go mà đội ngũ sáng lập, dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Thành Trung (cựu sinh viên FPT Edu), đã kiên cường đối mặt.
Xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, cùng với đó là sự khan hiếm và chi phí cao của vật liệu xây dựng, Nhóm sinh viên trường đại học Trà Vinh đã nảy ra ý tưởng sản xuất gạch bằng nhựa tái chế.
Từ phụ phẩm nông nghiệp, nam sinh Thạch Hoàng Anh làm ra "áo giáp" giúp bảo vệ, cung cấp dinh dưỡng cho hạt giống khi ươm.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.