Những trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Hiện đã có 8 cơ sở giáo dục đại học công bố điểm chuẩn đối với các phương thức xét tuyển sớm. 

Nhiều cơ sở đào tạo đại học (ĐH) trên cả nước tổ chức xét tuyển sớm các phương thức không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT như xét học bạ, điểm kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển sinh riêng, xét chứng chỉ ngoại ngữ...

Một số cơ sở giáo dục ĐH đã công bố điểm trúng tuyển đối với các phương thức xét tuyển sớm này. Kết quả xét tuyển sớm chỉ là tạm thời và có điều kiện. Kết quả này chỉ được công nhận chính thức sau khi thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đồng thời, dù đã được công nhận trúng tuyển nhưng nếu thí sinh muốn nhập học từ kết quả trúng tuyển này, thí sinh phải đăng ký đây là nguyện vọng 1 lên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT. Hoặc chỉ là nguyện vọng trúng tuyển dự phòng, thí sinh cũng phải đăng ký lên hệ thống của Bộ. Nếu không đăng ký, coi như thí sinh đã từ chối nguyện vọng trúng tuyển.

Các cơ sở đã công bố kết quả xét tuyển sớm như sau:
Để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo không được yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh về việc cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào.

Việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng hoàn toàn tuỳ thuộc vào thí sinh. Các trường đại học không được phép yêu cầu thí sinh xác định nguyện vọng xét tuyển sớm là nguyện vọng 1.

Theo Nghiêm Huê/TPO

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục được giữ ổn định trong năm 2024 và định hướng năm 2025 tiếp tục mở rộng quy mô, điều chỉnh cấu trúc đề thi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ...
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề