Những nhầm lẫn khiến thí sinh bị trượt oan

Theo ghi nhận từ các trường đại học, đến thời điểm hiện tại, nhiều thí sinh vẫn còn mơ hồ về điểm sàn, điểm chuẩn và hiểu chưa đúng về trúng tuyển sớm có điều kiện hoặc cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển, sắp xếp nguyện vọng ra sao để tăng cơ hội trúng tuyển…

Hiện nay, mỗi ngày, nhân viên tư vấn của nhiều trường Đại học (ĐH) nhận được hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn của thí sinh.

Những nhầm lẫn khiến thí sinh bị trượt oan

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại TPHCM

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tài, Chuyên viên tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho hay, những ngày qua anh và các đồng nghiệp trong phòng liên tục nhận nhiều cuộc gọi, tin nhắn của thí sinh, phụ huynh. Các thông tin chủ yếu hỏi về điểm sàn, điểm chuẩn, đăng ký nguyện vọng ra sao, học phí thế nào, nhập học ra sao…
Ngoài các thí sinh chủ động gọi đến trường, ông Tài cho biết, trường ĐH Ngân hàng TPHCM cũng chủ động gọi điện, nhắn tin thông báo cho các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm để hướng dẫn các em đăng ký xét tuyển trên hệ thống.

Tuy nhiên, qua nắm bắt thì có khoảng 30% thí sinh chưa đăng ký xét tuyển trên hệ thống do đang phân vân chưa biết chọn ngành nào, trường nào vì cùng lúc trúng tuyển nhiều nơi.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng- Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM cho hay, trường nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của thí sinh, phụ huynh hỏi về tuyển sinh năm nay.

Theo bà Phụng, Quy chế của Bộ GD&ĐT quy định, đến ngày 20/8 mới kết thúc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022. Trong khoảng thời gian này, thí sinh được quyền đăng ký nguyện vọng không giới hạn số nguyện vọng, thậm chí được thay đổi nhiều lần. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng hiểu đúng về quy chế tuyển sinh năm nay. Điều này rất dễ dẫn đến trượt đại học oan dù đủ điều kiện trúng tuyển đại học.

Những nhầm lẫn khiến thí sinh bị trượt oan

Thí sinh, phụ huynh đến nghe tư vấn tại một trường đại học ở TPHCM

Cũng theo bà Phụng, thời điểm tất cả trường đại học trên cả nước đều đã công bố điểm sàn. Tuy nhiên đây chỉ ngưỡng điểm để xác nhận thí sinh đủ điều kiện xét tuyển vào trường. Điểm sàn bao giờ cũng thấp hơn điểm trúng tuyển.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tài cho rằng, một trong những lợi thế xét tuyển đại học năm nay là thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký. Thậm chí được thay đổi nguyện vọng nhiều lần. Tuy nhiên để tránh trượt oan, các thí sinh cần phải có chiến lược bởi thực tế, chỉ tiêu các trường dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm so với mọi năm.

“Trúng tuyển bằng phương thức nào không quan trọng, quan trọng là đúng vào ngành và trường mình yêu thích, phù hợp với năng lực”- ông Tài nói và khuyên, nếu thí sinh đã trúng tuyển sớm vào ngành yêu thích thì nên đặt ngành và phương thức đó ở nguyện vọng 1, còn nếu chọn ngành khác và xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì cần phân tích kỹ về điểm trúng tuyển của các năm gần đây cũng như các dự báo cho năm nay rồi sau đó đặt nguyện vọng kế tiếp là ngành và phương thức đã trúng tuyển sớm để tránh trượt oan.

Theo Nguyễn Dũng/TPO

 

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1/6, Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).
Đến tối 31.5, trên cả nước đã có 64 trường đại học công bố điểm sàn đánh giá năng lực và đánh giá tư duy do 2 Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã ban hành hướng dẫn việc tổ chức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT vào học tại các trường quân đội năm 2023.
Đến nay, cả nước có gần 20 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển năm 2023 các phương thức không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn giữa các trường có sự chênh lệch đáng kể.
Năm 2023, Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II quyết định mở lại hai ngành học với nhiều đổi mới về chương trình đào tạo sau một thời gian đóng cửa, tạm ngừng tuyển sinh do ít thí sinh nộp hồ sơ.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến tuyển 10.000 sinh viên năm 2023 (gấp đôi năm ngoái). Đáng chú ý, trường dự kiến tuyển gần 5.500 sinh viên cho một ngành học thuộc hai chuyên ngành và chương trình đào tạo, cao hơn tổng chỉ tiêu toàn trường năm 2022.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi