Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ ĐH và CĐ như thế nào thời gian tới?

Kết quả khảo sát gần 400.000 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM cho thấy nhu cầu nhân lực lao động qua đào tạo chiếm 86,92% và trong đó trình độ đại học (ĐH) trở lên chiếm tới 20,17%.

Nhu cầu nhân lực ở lao động qua đào tạo chiếm 86,92%

Ngày hội đã thu hút 57 doanh nghiệp đến trực tiếp giới thiệu và phỏng vấn, tuyển dụng với hơn 5.000 đầu việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đáng chú ý, trong khuôn khổ ngày hội, tại talkshow "Bùng nổ công nghệ - Rủi ro suy thoái kinh tế và cơ hội việc làm hiện nay", các chuyên gia về nhân sự và nhà quản lý giáo dục đã có những chia sẻ thú vị về xu hướng tuyển dụng, cơ hội việc làm cho sinh viên.

Tiến sĩ Đỗ Thanh Vân, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết trong quý 1 năm 2023, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho hơn 69.654 người, đạt gần 27% kế hoạch năm và tạo ra hơn 35.575 chỗ làm việc mới.

Trên cơ sở khảo sát gần 400.000 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, tiến sĩ Thanh Vân đưa ra dự báo trong quý 2 năm nay, TP.HCM sẽ cần 67.000 đến 73.000 chỗ làm việc mới. Trong đó, nhu cầu nhân lực ở lao động qua đào tạo chiếm 86,92% tổng nhu cầu. Trong đó, trình độ ĐH trở lên chiếm 20,17%; trình độ CĐ chiếm 18,91%; trình độ trung cấp 27,42%; trình độ sơ cấp chiếm 20,42% và lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) chiếm 13,08%.

Ở giai đoạn 2021-2025 đến năm 2030, dự báo nhu cầu nhân lực bình quân mỗi năm tại TP.HCM có khoảng 310.000-330.000 chỗ làm việc (trong đó 135.000-140.000 chỗ làm mới). Theo dự báo này, tiến sĩ Vân cũng cho biết đến năm 2025, nhu cầu lao động qua đào tạo chiếm 87% và trong đó trình độ ĐH trở lên chiếm 19%.

Trong bài phát biểu của mình, tiến sĩ Đỗ Thanh Vân nhấn mạnh xu hướng tuyển dụng lao động có trình độ ĐH trở lên. Ảnh: HÀ ÁNH

Từ số liệu này, tiến sĩ Đỗ Thanh Vân lưu ý: "Điều này cho thấy giữa các trình độ đào tạo, ĐH vẫn được ưu tiên trong tuyển dụng lao động hơn so với CĐ, chiếm hơn 20%. Những con số này chứng tỏ rằng hiện nay một số thông tin về việc tuyển dụng không cần có bằng ĐH vừa qua là chưa chính xác. Những con số này không phải dự đoán, tin đồn mà trên cơ sở khảo sát đánh giá thực tế. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế nhu cầu nhân lực rất cao trong năm nay và những năm tới".

Việc làm là có nhưng theo tiến sĩ Thanh Vân, sinh viên cần trang bị cho mình khả năng để đáp ứng một số tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp. Cụ thể gồm: nắm vững chuyên môn nghiệp vụ; trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm, chứng chỉ nâng cao; tuân thủ chặt chẽ những quy định trong công việc; hiểu biết cụ thể về thị trường lao động và pháp luật liên quan đến lao động.

2 xu hướng ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội

PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đưa ra dự báo về 2 xu hướng ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.

Thứ nhất, những ngành hoàn toàn mới sẽ ra đời để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội trong kỷ nguyên công nghệ số và đổi mới sáng tạo hiện nay. Bản thân các trường ĐH những năm gần đây cũng đã mở các ngành liên quan đến công nghệ, đổi mới sáng tạo và luôn thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký vào học với mức điểm chuẩn cao.

Thứ hai, những ngành đào tạo truyền thống phải tự đổi mới mình để có thể thích nghi với sự đào thải của nền kinh tế. Đơn cử các ngành như marketing, tài chính, kinh doanh… bắt buộc phải ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả, đáp ứng năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Đâu là ranh giới giữa nhảy việc và trải nghiệm?

Cũng trong chương trình, ông Bùi Quang Vinh, chuyên gia nhân sự, cũng chia sẻ hiện nay doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng những người có đầy đủ kỹ năng hơn. Như tại doanh nghiệp ông đang quản lý, trước đây có thể tuyển ba người với ba kỹ năng khác nhau vào làm về công tác nhân sự nhưng hiện nay chỉ cần tuyển một người nhưng có đầy đủ các kỹ năng đó.

Từ những 'phàn nàn' của các chuyên gia về tỷ lệ 'nhảy việc như chong chóng' của thế hệ gen Z hiện nay, một sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết rất băn khoăn về ranh giới nhảy việc và trải nghiệm nghề nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Các hoạt động chia sẻ từ các chuyên gia cùng với khu vực triển lãm các gian hàng là nơi quy tụ của các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cung cấp việc làm xanh, kỹ năng xanh cho thanh niên là cơ hội để giới trẻ Việt Nam có được định hướng nghề nghiệp tốt và nắm bắt cơ hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế xanh của đất nước.
Kết quả khảo sát tình hình việc làm năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy, phần lớn sinh viên ĐH này sau khi tốt nghiệp đã chọn làm việc tại TP.HCM.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi triển khai sẽ cần số lượng lớn nguồn nhân lực. Nhưng hiện nay, các trường đại học trong nước khó có thể đào tạo kịp với nhu cầu thực tế.
Các chuyên gia, ĐBQH cho rằng,dự thảo Luật Nhà giáo cần có những chính sách đột phá cho giáo viên và ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào sư phạm.
Theo các chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam phải sẵn sàng “mở cửa” đón nhận các “đại bàng” công nghệ vào đầu tư, hợp tác, bằng việc giải quyết bài toán nhân lực thông qua việc thay đổi tư duy đào tạo từ sớm.
Công nghiệp bán dẫn đang được coi là trụ cột quan trọng của nền kinh tế số. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tích cực mở cửa chính sách, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển ngành công nghiệp này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.