Nhiều trường học Hà Nội đón học sinh quay lại trường

Học sinh làm quen môi trường mới, tham gia câu lạc bộ, chuẩn bị các hoạt động “chạy đà”, “tái khởi động” trước khi đi học chính thức.

Sáng 2/8, nhiều trường học tại Hà Nội đã mở cửa đón học sinh (HS) trở lại sau 2 tháng nghỉ hè. Lãnh đạo một số trường cho biết, các em sẽ tham gia các câu lạc bộ hoạt động hè để làm quen với việc học chính thức vào tháng Chín.

Nhiều trường học Hà Nội đón học sinh quay lại trường

Ảnh minh họa

Có con học tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, chị Hà Thu Hương cho biết, con gái chị năm nay vào lớp Ba và ngày 2/8 con đã chính thức quay lại trường.

Con chị đến trường vào khoảng 7 - 7g30 sáng để 8g bước vào tiết học. Hoạt động tại trường của con chị sẽ gồm việc tham gia các câu lạc bộ kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm giáo dục, câu lạc bộ năng khiếu tiếng Anh, bóng đá...

Đến 16g, chị sẽ tới trường đón con về. Theo chị Hương, cho con đến trường sớm để tham gia các hoạt động trải nghiệm cũng như ôn tập kiến thức, học lại nội quy nhà trường, sẵn sàng cho năm học mới là điều cần thiết.

Cùng ngày, chị Nguyễn Thị Tuyết (quận Hoàng Mai) cũng đã đưa con trai năm nay vào lớp Một tới trường. Chị cho biết con trai chị học mầm non, quen với lối sinh hoạt tự do nên cần tới trường sớm để các cô rèn cách ngồi học, cách cầm bút, tham gia các hoạt động tập thể...

Chia sẻ về việc đón HS quay lại trường trước ngày khai giảng, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) - cho biết, cũng tùy vào điều kiện của các trường và nguyện vọng của từng phụ huynh.

Thực tế, nhiều phụ huynh mong muốn cho con đến trường sớm để tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động kỹ năng sống, thể thao, cờ vua... Đây cũng là hình thức cho trẻ thay đổi môi trường khi nhiều cha mẹ lo lắng con ở nhà xem ti vi quá nhiều, không kiểm soát được.

Đồng tình quan điểm trên, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thành Nam - Phó hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho rằng, đây cũng là cách “lên dây cót” chuẩn bị tâm thế cho năm học mới. Qua đó, HS làm quen môi trường mới, tham gia câu lạc bộ, chuẩn bị các hoạt động “chạy đà”, “tái khởi động” trước khi đi học chính thức.

“Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên lạm dụng việc quay lại trường sớm để dạy trước chương trình. Theo tôi, cha mẹ nên xác định mục tiêu phù hợp, thời gian này chỉ nên tập trung rèn nền nếp, làm quen cách thức tương tác, nội quy, thay vì học trước chương trình” - ông nhấn mạnh.

Theo Đại Minh/Phụ Nữ

 

Tin cùng chuyên mục

Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ngày 11/11 sẽ phát hành cuốn Cẩm nang thi đánh giá tư duy.
Bộ GD&ĐT dự kiến thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT, trong đó sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình 3 năm học của học sinh theo tỉ lệ 50 - 50.
Để học sinh không lơ là học tập, Bộ GD&ĐT đề xuất các trường đại học sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5.
Sáng 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Trường Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025.
Theo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện. Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.