Nghề ở sân bay lương cao hơn phi công

Do đặc thù công việc, nhiều vị trí trong ngành hàng không được trả lương khá cao.

Mức thu nhập của vị trí kiểm soát viên không lưu khá cao. Ảnh: Fly Level.

Theo cổng thông tin việc làm Seek ở Australia, thu nhập trung bình của các phi công là 115.000 AUD (gần 1,8 tỷ đồng) mỗi năm. Với các hãng hàng không cao cấp, con số này còn có thể cao hơn.

Tuy nhiên, đó chưa phải vị trí có mức lương đáng ngưỡng mộ ở Australia. Thu nhập của các kiểm soát viên không lưu làm việc tại xứ sở chuột túi có thể lên đến 140.000 AUD (hơn 2,1 tỷ đồng) mỗi năm.

So với mức lương trung bình năm 90.917 AUD (hơn 1,4 tỷ đồng) của người dân Australia, vị trí kiểm soát viên không lưu được đánh giá là có mức lương khá hấp dẫn.

Tuy không trực tiếp cầm lái, kiểm soát viên không lưu lại là người điều hành, đảm bảo an toàn cho những chuyến bay thông qua radar và liên lạc với phi công trên radio.

Để trở thành kiểm soát viên không lưu, đôi khi, bạn không cần có bằng đại học, nhưng phải trải qua chương trình đào tạo riêng.

Theo báo cáo của news.com.au, chỉ 3% ứng viên có thể hoàn thành chương trình này. Đây cũng là một trong những lý do khiến người làm việc ở vị trí trên có mức lương đáng ngưỡng mộ.

Ngoài ra, áp lực công việc của các kiểm soát viên không lưu khá cao. Để hoàn thành nhiệm vụ, họ cần tập trung cao độ và cẩn thận với từng hành động.

Vân Khanh//Zingnews (Theo Dmarge)

 

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề