Ngành Truyền thông đa phương tiện - Mã ngành: 7320104

Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin,...), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình…), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

👉 Các Trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện.

Khi công nghệ ngày càng phát triển thì truyền thông lên ngôi, đây như một điều tất yếu. Truyền thông trước đây chỉ đơn giản là những bài viết, những mẫu quảng cáo đơn giản được đăng trên các tờ báo giấy hay truyền hình. Ngày nay, thông điệp truyền thông được truyền tải ngày càng tinh tế, hiện đại và đa dạng hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thông qua các phương tiện như: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, tương tác…. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, kiến thức của các bạn học ngành Truyền thông đa phương tiện.

Học Ngành Truyền thông đa phương tiện là học gì?

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại. Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện uy tín như Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)… Sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí; kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,…  để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

Đối với trình độ đại học, ngoài khối lượng kiến thức đại cương, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể lựa chọn một trong hai chuyên ngành Truyền thông báo chí đa phương tiện hoặc Truyền thông thiết kế multimedia để theo học.
- Đối với chuyên ngành Truyền thông báo chí đa phương tiện: sinh viên sẽ được học thien về nội dung báo chí để có thể làm việc trong bất kì loại hình báo chí nào như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Các sinh viên được đào tạo theo mô hình nhà báo đa kỹ năng, có thể hoạt động độc lập, năng động phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
- Còn chuyên ngành Truyền thông theo hướng thiết kế multimedia: đào tạo sinh viên thiên về khả năng thiết kế để có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng Illustrator, Photoshop, InDesign,… và các phầm mềm thiết kế, dựng phim khác. Quan trọng nhất là kỹ năng vận dụng tất cả các kiến thức đó để tạo ra sản phẩm đẹp mắt, đúng ý tưởng, đúng mục đích, phục vụ cho công việc và cho khách hàng.

Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà Cử nhân Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:

  • Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
  • Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
  • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website)
  • Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa)
  • Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.

Tham khảo những vị trí mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm như:

  • Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, Đạo diễn
  • Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình
  • Phóng viên
  • Quản trị truyền thông trực tuyến
  • Chuyên viên sản xuất Video
  • Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin)
  • Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR)
  • Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo
  • Chuyên viên Tổ chức sự kiện
  • Học ngành Truyền thông đa phương tiện lương ra sao?

Truyền thông - quảng cáo đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại và ngành truyền thông đa phương tiện cũng vì thế mà được đánh giá là một trong những nghề “hot”. Không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để chiêu mộ những chuyên gia truyền thông giỏi.

Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần những tố chất gì?

Truyền thông đa phương tiện là ngành “hot” thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể theo đuổi ngành học này. Để gắn bó và phát triển lâu dài trong ngành truyền thông bạn cần có các yếu tố sau:

Thứ nhất: Ngành truyền thông đa phương tiện đòi hỏi bạn cần có khả năng viết lách, năng khiếu thẩm mỹ, yêu cái đẹp và nhạy cảm với cuộc sống. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng báo chí là vô cùng cần thiết để viết các ấn phẩm báo chí, biên tập sách báo, nội dung video và website…. Ngoài ra, khi theo học ngành truyền thông đa phương tiện bạn cũng cần có khả năng thiên về mỹ thuật, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao để thiết kế hình ảnh cho logo, đoạn quảng cáo, phim ảnh…. Nhạy cảm với cuộc sống là yếu tố quan trọng giúp bạn khai thác các đề tài gắn liền với cuộc sống xung quanh, dễ có được thiện cảm nơi đọc giả và công chúng tiếp cận sản phẩm truyền thông của bạn.

Thứ hai: người làm truyền thông đa phương tiện luôn phải sáng tạo và hướng đến những yếu tố mới. Sự phát triển của kinh tế, hoạt động vui chơi, giải trí của con người cũng ngày càng được nâng cao đòi hỏi bạn phải thay đổi không ngừng để phù hợp. Nhiệm vụ của các chuyên viên truyền thông cần phải sáng tạo liên tục, thường xuyên tạo ra những yếu tố mới nhằm quảng bá thương hiệu từ các sản phẩm game, điện ảnh, hoạt hình, ấn phẩm… để giúp khách hàng nhớ đến bạn, nhớ hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm mà bạn tạo ra; có như vậy bạn mới đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại. Đồng thời, sự thay đổi và phù hợp với thời đại giúp bạn tồn tại trong ngành này lâu dài được, sự chậm chạp và thụt lùi sẽ khiến bạn dễ bị đào thải khỏi ngành.

Khi theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện bạn cũng cần phải chăm chỉ, nhẫn nại và chịu khó tìm tòi. Ngoài các công cụ, phần mềm thông dụng bạn cần thật chăm chỉ, nhẫn nại, tự học hỏi, trau dồi các kỹ năng chuyên ngành nâng cao như: kỹ năng thiết kế đồ họa 2D, 3D, kỹ năng xử lý hình ảnh, âm thanh, video, kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình game…. Hay như các nhà thiết kế truyền thông đa phương tiện đều có thể sử dụng thành thạo nhiều hoặc ít nhất một phần mềm.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên lựa chọn cho mình một chuyên môn, tập trung một kỹ năng để đào sâu, hiểu sâu, khai thác triệt để các chức năng nhằm mang lại hiệu quả sản phẩm tốt nhất. Sự chuyên nghiệp của bạn trong kỹ năng giúp mở ra nhiều cơ hội cho bạn.

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện cần trang bị những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng viết
  • Khả năng biên tập, biên soạn nội dung, hình ảnh, âm thanh
  • Năng khiếu về thẩm mỹ, mỹ thuật
  • Khả năng sáng tạo không ngừng
  • Tư duy nhạy bén, bắt kịp xu hướng, tạo ra xu hướng
  • Chăm chỉ, chịu khó, nhẫn nại
  • Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi
  • Khả năng tổng hợp, phân tích nhanh
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Khả năng lập kế hoạch

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề