Ngành Thương mại điện tử - Mã ngành: 7340122

Những năm gần đây, ngành Thương mại điện tử không ngừng phát triển, từ thị trường quốc tế đến thị trường Việt Nam. Có thể nói, sự bùng nổ của các trang thương mại điện tử đã thay đổi thói quen mua sắm của một lượng lớn người tiêu dùng Việt Nam từ trực tiếp sang trực tuyến (offline to online), nhờ sự tiện lợi của việc sử dụng thiết bị di động cá nhân. 

👉 Các Trường đào tạo ngành Thương mại điện tử.

Học ngành Thương mại điện tử ra trường có việc làm không? 

Giai đoạn năm 2016-2020 đánh dấu sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của những tên tuổi lớn như Tiki, Shopee, Lazada,... cùng sự mở rộng hình thức kinh doanh trực tuyến của nhiều doanh nghiệp truyền thống. Theo "Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020", nước ta có tốc độ tăng trưởng ngành Thương mại điện tử thuộc top 3 trong khu vực Đông Nam Á, kéo theo xu hướng phát triển website kinh doanh trực tuyến và nhu cầu tuyển dụng nhân sự chuyên trách ngày càng cấp thiết với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Cơ hội việc làm là rất lớn với những bạn có đam mê, có kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của ngành.

Tuy nhiên, theo báo cáo "Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020", rào chắn lớn nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành là nguồn nhân lực thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, tỷ lệ 30% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng cho thấy sự cấp thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực đúng chuyên ngành. 


Doanh nghiệp chào đón sinh viên UEF tới tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc

UEF hiểu rõ nhu cầu cấp bách của ngành, luôn chú trọng trong việc kiến tạo kiến thức nền vững chắc cho sinh viên. Là một sinh viên ngành Thương mại điện tử, các bạn được tiếp cận với nhiều kiến thức liên quan đến Cơ sở lập trình, An toàn và bảo mật thương mại điện tử, Quản trị dự án thương mại điện tử,… Bên cạnh việc học tập trên lớp, sinh viên UEF được thực hành và rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ qua những buổi workshop, hội thảo, cuộc thi học thuật được tổ chức thường xuyên. 

Ngoài ra, UEF sở hữu mạng lưới hợp tác doanh nghiệp rộng lớn với hơn 500 công ty, tập đoàn trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Lợi thế này giúp các bạn sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm vị trí thực tập, việc làm. Đối với ngành Thương mại điện tử, có thể kể đến tập đoàn Lazada, Azibai,… là những đối tác tích cực đồng hành cùng UEF trong các hoạt động "đào tạo gắn kết thực tiễn".

Bên cạnh đó, năng lực ngoại ngữ cũng là yêu cầu không thể thiếu trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Tại UEF, các bạn sinh viên được học tập trong môi trường quốc tế hóa, năng động, tích cực trau dồi ngoại ngữ. Từ đó, sinh viên UEF có được nền tảng tiếng Anh vững chắc, dễ dàng ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn.


Những chia sẻ của doanh nghiệp góp phần giải đáp vấn đề "​Học ngành Thương mại điện tử ra trường có việc làm không?"

Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm những việc gì? 

Các vị trí làm việc trong ngành Thương mại điện tử rất phong phú. Vì thế, để thành công ứng tuyển vào vị trí mà mình yêu thích, các bạn cần xác định rõ về nguyện vọng, thế mạnh, nhu cầu của bản thân, từ đó tìm ra được công việc phù hợp nhất với mình. Dưới đây là một vài gợi ý về những công việc liên quan đến ngành Thương mại điện tử: 

  • Chuyên viên marketing online: Với những kiến thức và kĩ năng được học từ ngành, các bạn có thể dễ dàng đề ra những chiến lược phát triển cho các tập đoàn, công ty kinh doanh lớn trên nền tảng mua sắm trực tuyến.
  • Nhân viên kinh doanh online: Đây là một nghề khá phổ biến hiện nay nhờ sự linh hoạt, chủ động về thời gian và địa điểm làm việc.
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại
  • Chuyên viên tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng
  • Giảng viên chuyên ngành Thương mại điện tử

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi "Học ngành Thương mại điện tử ra trường có việc làm không?". UEF mong muốn đồng hành cùng các bạn trên hành trình nghiên cứu, tìm hiểu lĩnh vực năng động này. 

Minh Hảo - Phương Trần/UEF

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề