Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo - Mã ngành: 7510209

Robot và trí tuệ nhân tạo trên thế giới từ lâu đã không còn là một nghề xa lạ với sinh viên Việt Nam. Du nhập vào Việt Nam cách đây ít lâu, đây là một ngành hấp dẫn với tố chất khéo léo và thông minh. Chính vì vậy, hoạt động trong ngành Robot và trí tuệ nhân tạo đang trở thành một chủ đề thu hút nhiều sinh viên theo học.

👉 Các Trường đào tạo ngành Robot và trí tuệ nhân tạo

Robot và trí tuệ nhân tạo là gì?

Robot và trí tuệ nhân tạo được biết đến là lĩnh vực đào tạo Công nghệ thông tin trong lĩnh vực công nghệ điện tử của AI, đặc biệt là về bộ não robot, lập trình robot và các hệ thống thiết bị tự động để vận hành robot. 

Học ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là học gì?

Chương trình đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo là đào tạo ra những kỹ sư kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo có kiến thức chuyên sâu về robot và trí tuệ nhân tạo, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực phát triển các phần mềm ứng dụng thị giác máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, học sâu, các thuật toán điều khiển thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thiết kế, tích hợp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng hệ thống điều khiển robot trong công nghiệp, dân dụng và giao thông vận tải; có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc trong lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0.

Cơ hội việc làm cho ngành Robot và trí tuệ nhân tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ có các cơ hội việc làm hấp dẫn, có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như::

  • Kỹ sư thiết kế, phát triển sản phẩm hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo: các công ty chế tạo robotics như Yaskawa, ABB, Fanuc, Kuka, Kawasaki, Nachi, Epson, Mitsubishi Electric; các công ty công nghệ về xe tự hành trong khu vực và trên thế giới; các công ty chế tạo máy và công nghiệp phụ trợ như Trường Hải Auto, Thành Công Group, Vietnam Autotech Machinery, ...
  • Kỹ sư lập trình, vận hành chạy thử các hệ thống robot-PLC: làm việc ở các công ty cung cấp dịch vụ và giải pháp kỹ thuật tự động hóa như ATTS.
  • Kỹ sư thiết kế, tích hợp, lập trình hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo trong các dây chuyển sản xuất tự động: làm việc ở các công ty chế tạo robotics; các công ty công nghệ về xe tự hành; các công ty thương mại và kỹ thuật về robotics và trí tuệ nhân tạo.
  • Kỹ sư thiết kế, lập trình hệ nhúng - IoT, phát triển phần mềm học máy, học sâu, thị giác máy và trí tuệ nhân tạo: các công ty làm về trí tuệ nhân tạo
  • Kỹ sư quản lý dự án, kiểm định đánh giá dự án, tư vấn thiết kế giám sát dự án về hệ thống robot - trí tuệ nhân tạo: các công ty đầu tư và tư vấn thiết kế giám sát về về robot và trí tuệ nhân tạo
  • Kỹ sư quản lý, vận hành, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống robot tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất tự động: Vinfast Vietnam, Viettel post, VNPT post, …
  • Kỹ sư tư vấn giải pháp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vưc robot - trí tuệ nhận tạo
  • Kỹ sư kinh doanh bán hàng, tư vấn kỹ thuật và cung cấp dịch vụ kỹ thuật robotics: các công ty thương mại và kỹ thuật về robot - trí tuệ nhân tạo
  • Cán bộ giảng dậy, nghiên cứu tại các Trường Đại học - Cao đẳng, các Viện - Trung tâm nghiên cứu trong - lĩnh vực robot - trí tuệ nhân tạo.
  • Khởi nghiệp, tự thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực robot - trí tuệ nhân tạo.
  • Ngoài ra, kỹ sư ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo có thể tiếp tục học nâng cao ở bậc sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học trong nước và quốc tế.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Robot và trí tuệ nhân tạo

Để học tốt ngành Robot và trí tuệ nhân tạo, bạn cần có những tố chất sau:

  • Giỏi tính toán, có niềm đam mê với các con số, tư duy Toán học cao, đặc biệt là về kiến thức đạo hàm
  • Thích tìm hiểu về khả năng của bộ não con người, theo đuổi sự kì diệu của trí thông minh
  • Thích phim hay truyện trinh thám, những câu đố mang tính logic cao
  • Có vốn tiếng Anh tốt bởi tài liệu liên quan đến môn học chủ yếu là tiếng Anh
  • Niềm đam mê, mong muốn học hỏi

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề