Ngành Quảng cáo - Mã ngành: 7320110

Ngành Quảng cáo là gì?

Theo định nghĩa của Đại học Oxford, quảng cáo là một dạng truyền thông được trả phí bởi một tổ chức được xác định thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để thuyết phục một (hay nhiều) đối tượng về một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Vì là truyền thông trả phí (paid media), một chiến dịch quảng cáo cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng khán giả để lên kế hoạch về thông điệp, phương tiện truyền thông và tần suất lan tỏa phù hợp với chi phí và đem lại hiệu quả. Cùng với Truyền thông – Quan hệ công chúng, quảng cáo là một công cụ trong marketing nhằm giúp tổ chức xây dựng thương hiệu và lan tỏa sản phẩm/dịch vụ của mình tới người tiêu dùng.

👉 Các Trường đào tạo ngành Quảng cáo.

Học Ngành Quảng cáo là học gì?

Thông thường, các chương trình đào tạo chuyên ngành Quảng cáo sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về truyền thông, media, tổng quan về marketing và vai trò của quảng cáo đối với tổ chức, doanh nghiệp.

Khi đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được học các môn nâng cao như tổ chức của công ty quảng cáo, nghiên cứu và lên kế hoạch kênh (media planning), sáng tạo nội dung, thiết kế, đạo đức ngành, những vấn đề trong quảng cáo,… Tùy vào sở thích và thế mạnh cá nhân, sinh viên sẽ theo học các môn chuyên đề để nâng cao kỹ năng theo các mảng việc như đã kể trên.

Sinh viên học chuyên ngành Quảng cáo sau khi ra trường sẽ có những kỹ năng để thành công trong sự nghiệp:

  • Phát triển những kiến thức, khái niệm cùng những kỹ năng liên quan đến chuyên môn.
  • Đóng góp và thực hiện những đóng góp trong việc giải quyết các vấn đề cũng như đưa ra các quyết định phù hợp.
  • Có khả năng ứng các công cụ quảng cáo số hiệu quả: thiết kế nội dung, thực hiện các chương trình quảng cáo số, đánh giá kết quả, kết hợp quảng cáo số và quảng cáo khác đa kênh (Ommichanel) tới khách hàng.
  • Khả năng hòa nhập, làm việc và cộng tác trong nhiều nhóm khác nhau.
  • Xây dựng các giải pháp sáng tạo phù hợp với mục đích và thể hiện nhận thức về truyền thông.
  • Hiểu rõ và phản ánh các vấn đề xã hội, văn hóa, luật pháp, v.v. đến truyền thông trong bối cảnh hội nhập. 
  • Thể hiện sự hiểu biết về người tiêu dùng thông qua việc diễn giải và truyền đạt các ý tưởng nhiều bối cảnh.
  • Giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng tiếng Anh viết và nói trong bối cảnh chuyên nghiệp.

Học ngành Quảng cáo ra trường làm gì?

Hiện nay, các nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức và cả các cá nhân đều đang trong quá trình chuyển đổi số. Do vậy các hoạt động truyền thông, quảng cáo, gắn kết, chăm sóc khách hàng đều đang được chuyển đổi lên các nền tảng số. Điều này đang tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao trong nước và quốc tế cho sinh viên. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau ngoài những vị trí kể trên trong các công ty quảng cáo.

Các vị trí có thể kể đến như cán bộ, chuyên gia quản lý, điều hành trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo, truyền thông và tổ chức sự kiện; cán bộ, chuyên gia quản lý vận hành các nền tảng số (digital platform) liên quan tới quảng cáo, quản lý hành vi khách hàng tại các công ty, chuyên viên lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế, biên tập và triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện.

Các công việc trong ngành quảng cáo

Quảng cáo là một ngành đòi hỏi phối hợp rất nhiều các kỹ năng khác nhau. Vì vậy, khó ai có thể đảm nhận hết tất cả phần việc trong quảng cáo mà sẽ chuyên sâu về một lĩnh vực. Thông thường, một công ty quảng cáo chuyên nghiệp (advertising agency) thường có những mảng việc sau:

Quan hệ với khách hàng: Đây là nhiệm vụ của account executive. Người này đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và đội thực hiện chiến dịch. Ở nhiều công ty, account executive còn kiêm nhiệm vụ quản lý dự án (project manager) để đốc thúc các công việc đúng tiến độ.

Nghiên cứu và lập creative brief: Đây thường là công việc dành cho account planner. Sau khi nhận được thông tin của khách hàng từ account executive, nhiệm vụ của account planner là nghiên cứu thị trường, sản phẩm và đối tượng khách hàng để tìm ra những insight (“sự thấu hiểu”) quan trọng. Từ những thông tin đó, account planner sẽ đề xuất “big idea” (“ý tưởng lớn”) là chủ đề cho cả chiến dịch quảng cáo. Các phòng ban khác sẽ dựa vào creative brief này để triển khai chiến dịch.

Lên kế hoạch và chiến lược: Ngoài account planner, bộ phận Chiến lược (Strategy) có nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết cho chiến dịch quảng cáo về các phương thức triển khai, chi phí và các kênh lan tỏa. Tùy vào cơ cấu tổ chức của từng agency, bộ phận chiến lược sẽ kiêm nhiệm việc đàm phán booking quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (media planning và media buying).

Sáng tạo nội dung (content creating): Đây là mảng việc đòi hỏi sự sáng tạo cao bởi những nội dung mới lạ, thú vị sẽ thu hút và để lại ấn tượng cho người xem. Công việc sáng tạo nội dung có thể ở dạng chữ (copy writer) hoặc video (video content creator). Nhiệm vụ của họ chính là biến creative brief thành thông điệp và nội dung phù hợp với đối tượng của chiến dịch.

Sản xuất và kỹ thuật (Production team): Bộ phận này yêu cầu những người có kỹ năng cao trong thiết kế đồ họa, quay dựng, âm thanh,… để sản xuất ra những ấn phẩm, sản phẩm truyền thông và giải trí. Thông thường, những agency lớn sẽ có bộ phận sản xuất riêng. Với những bộ phận marketing hoặc agency nhỏ, những công việc sản xuất/thiết kế này thường được thuê ngoài (outsource) để tối ưu chi phí.

Quảng cáo số (digital advertising): Lĩnh vực này là một mảng đang phát triển nhanh nhất trong ngành quảng cáo. Các công việc quảng cáo số bao gồm (nhưng không giới hạn): chạy quảng cáo Google và Facebook ads, tối ưu SEO (search engine optimizer), geo-targeting (chạy ad dựa vào vị trí của đối tượng), email marketing,… Đây cũng là lĩnh vực dễ hoạt động độc lập (freelance) nhất nếu bạn có kỹ năng và kinh nghiệm.

Những tố chất cần thiết của một người làm quảng cáo:

  • Nhạy cảm thấu hiểu được tâm lý, hành vi con người
  • Dễ dàng cảm nhận, đôi khi là nhìn thấu được những điều ẩn chứa bên trong (theo quan điểm, trực giác cá nhân) từ những tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật thị giác.
  • Thường có được những Ý tưởng sáng tạo thường đến từ những điều bình thường chứ không phải trong hoàn cảnh ép buộc hoặc phòng họp
  • Có khả năng giao tiếp, truyền đạt bằng văn nói lẫn văn viết vượt trội hơn những người bình thường.
  • Có khả năng sáng tác – tổng hợp, tạo ra được một sản phẩm (đồ vật, bài văn, bài nhạc, câu nói, lời nói, bức vẽ…) ý nghĩa từ những nguyên liệu rất bình thường trong cuộc sống.
  • Có trí tưởng tượng phong phú, có thể linh hoạt giữa lãng mạn và thực tế, luôn ý thức được rằng đôi chân mình phải chạm đất.
  • Yêu thích việc đổi mới, học hỏi những điều mới một cách tự nhiên như hơi thở.
  • Có khả năng tư duy phân tích, tư duy tổng hợp và nhìn thấu vào nhu cầu của những người xung quanh một cách tinh tế.
  • Tự hấp nạp kiến thức về văn hóa vùng miền một cách rất tự nhiên.
  • Có một bộ nhớ tốt và đầy màu sắc (đây thường là một yếu tố không được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ trong các ngành công nghiệp khác, nhưng với quảng cáo – hay nghệ thuật thị giác – thì là điều đặc biệt quan trọng, nếu bạn chỉ biết khi chúng ta hồi tưởng hoặc mơ để hiển thị hình ảnh trong đầu, chỉ có khoảng gần 14% số câu chuyện đó có màu sắc, còn lại là trắng đen) – điều này giúp ích rất nhiều cho công việc sáng tạo của bạn. Đây là nhân tố vừa là năng khiếu, vừa phải rèn luyện.

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề