Ngành Quản lý hoạt động bay - Mã ngành: 7840102

Ngành Quản lý hoạt động bay là gì?

Ngành Quản lý hoạt động bay là ngành đào tạo những sinh viên trở thành Kỹ sư chuyên ngành Quản lý hoạt động bay; quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng, đảm bảo an toàn, điều hòa cho việc cất và hạ cánh của các chuyến bay, giám sát trung tâm bay theo các phương pháp và chính sách đã ban hành, đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho việc cất cánh và hạ cánh.

👉 Các Trường đào tạo ngành Quản lý hoạt động bay.

Học ngành Quản lý hoạt động bay là học gì?

Đào tạo sinh viên có khả năng nghiên cứu ứng dụng KHCN phục vụ phát triển ngành Hàng không; đào tạo sinh viên biết quản lý điều hành được các chuyến bay. Có đủ trình độ và năng lực làm việc tại các vị trí như kiểm soát không lưu, phòng thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay của trung tâm Quản lý bay, các Hãng hàng không, các Cảng hàng không, sân bay, các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng.

Sinh viên theo học ngành Quản lý hoạt động bay sẽ được học tập và rèn luyện để trở thanh một nhân viên có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ cũng như các kiến thức chuyên môn, điều hành đảm bảo an toàn, điều hòa cho việc cất và hạ cánh của các chuyến bay. Giám sát trung tâm bay theo các phương pháp và chính sách đã ban hành, đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho việc cất cánh và hạ cánh. Kiến thức chuyên ngành sẽ tập trung vào quản lý khai thác bay...

Học ngành Quản lý hoạt động bay ra trường làm gì?

Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho ngành Quản lý hoạt động bay tại các sân bay quốc tế cũng như các sân bay nội địa tương đối lớn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau, bạn có thể đảm nhận các công việc như:

  • Vị trí như kiểm soát không lưu, thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay của Trung tâm Quản lý bay…
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có liên quan đến hàng không;
  • Nhân viên thủ tục bay; Nhân viên thông báo, hợp đồng bay;
  • Kiểm soát viên mặt đất tại sân bay;
  • Kiểm soát viên không lưu tại sân bay;
  • Kiểm soát viên không lưu tiếp cận ra-đa, không ra-đa; Kiểm soát viên không lưu đường dài ra-đa, không ra-đa;
  • Kíp trưởng không lưu;
  • Huấn luyện viên không lưu;
  • Nhân viên đánh tín hiệu.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Quản lý hoạt động bay 

Công việc của một người làm Quản lý hoạt động bay là một công việc đòi hỏi sự khắt khe và tuyệt đối chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của chuyến bay và những hành khách trên máy bay. Chính vì vậy, bạn chắc chắn phải có những tố chất sau đây:

  • Là người luôn năng động và sáng tạo;
  • Đảm bảo tuyệt đối chính xác trong công việc;
  • Thông minh, nhanh nhạy và đặc biệt có tính chuyên nghiệp cao;
  • Một số điều kiện cần khác như yêu thích, đam mê với ngành hàng không;
  • Khả năng định hình không gian tốt, trí nhớ tốt và khả năng tư duy nhanh;
  • Khả năng tập trung cao độ;
  • Có khả năng quyết định nhanh, thực hiện nhiều việc cùng lúc, tự tin, quyết đoán;
  • Có thể thích ứng với căng thẳng và bình tĩnh khi gặp áp lực; có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt;
  • Thành thạo tiếng Anh;
  • Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề