Ngành Phát triển nông thôn - Mã ngành: 7620116

Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Do vậy, phát triển nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

👉 Các Trường đào tạo ngành Phát triển nông thôn

Ngành Phát triển nông thôn là gì?

Ngành Phát triển nông thôn là ngành kết hợp nội dung từ nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế xã hội, môi trường, văn hóa để phát  triển cộng đồng nông thôn. Với mục đích nâng cao đời sống của người dân nông thôn nhưng vẫn đảm bảo sự bền vững môi trường, xã hội nông thôn, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng, địa phương, các cơ sở kinh tế trong và ngoài nước.

Học ngành Phát triển nông thôn là học những gì?

Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về xã hội học, quản lý và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng. Người học có khả năng vận dụng các kiến thức, công cụ phân tích nhằm đánh giá hiện trạng và đưa ra các quyết định phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn hướng đến phát triển năng lực và kỹ năng về quản lý, phát triển nông thôn: kỹ năng làm việc với cộng đồng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.

Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được trang bị kiến thức cơ bản thuộc các ngành kỹ thuật nông nghiệp, có kỹ năng tốt trong phổ biến và đào tạo nguồn lực địa phương và cộng đồng; có năng lực chuyên môn về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và kết hợp mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế.

Cơ hội việc làm cho ngành Phát triển nông thôn

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn có thể làm việc tại các vị trí trí khác nhau như:

  • Cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông và phát triển nông nghiệp, nông thôn các cấp từ trung ương đến cơ sở;
  • Nghiên cứu viên, giảng viên ở các cơ quan nghiên cứu, giáo dục, đào tạo về phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn;
  • Cán bộ quản lý, nhân viên ở các tổ chức kinh tế xã hội;
  • Cán bộ, chuyên viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn;
  •  Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Những tố chất phù hợp với ngành Phát triển nông thôn

Để có thể theo học và thành công với ngành  Phát triển nông thôn, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Năng động và có đam mê hoạt động phát triển cộng đồng;
  • Có khả năng tư duy và quản lý tốt;
  • Khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt.

Tin cùng chuyên mục

Ở Việt Nam, bảo hiểm là một trong những ngành phát triển; các đơn vị bảo hiểm tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Xã hội càng hiện đại, mức độ rủi ro càng tăng thì bảo hiểm càng lên ngôi.
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, mọi thứ đều được số hóa, từ cách chúng ta làm việc, giải trí đến cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, nhu cầu cũng như sự cạnh tranh giữa các sản phẩm số cũng tăng theo. Đó là lúc vai trò của người thiết kế trải nghiệm người dùng (UX/UI Designer) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Sự phổ biến và cần thiết của ngành thuế, nhất là trong thời đại kinh tế số làm ngành học này có nhiều sức hút với học sinh và được đông đảo phụ huynh quan tâm, ủng hộ.
Cùng sự phát triển như vũ bão của công nghệ, khả năng xử lý thông tin của trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở nên mạnh mẽ.
Là lĩnh vực luôn đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong những năm gần đây, ngành điều dưỡng mở ra không ít cơ hội việc làm, song cũng đặt ra nhiều thử thách trong quá trình học tập.
Với mục tiêu xây dựng và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực công nghệ thông tin có năng lực, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.