Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - Mã ngành: 7510605

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn được hiểu là ngành giúp cho người học xây dựng nên bức tranh toàn cảnh của cả một hệ thống. Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm phân phối sản phẩm đến tất cả các khách hàng trong nước và trên thế giới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

👉 Các Trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học những gì?

Đối với ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng - quản lý hệ thống các kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển; kiến thức bổ trợ về marketing quốc tế, tài chính - kế toán trong vận tải đa phương thức.
Theo học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng , các bạn còn được cung cấp “hành trang” kỹ năng chuyên môn quan trọng như kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược, kỹ năng tiếng Anh và công nghệ thông tin,... cùng các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian.
Cụ thể hơn, về những kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được học các môn tiêu biểu như: Nguyên lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng, Quản lý phân phối, Quản lý bán lẻ, Quản lý tồn kho, Quản lý rủi ro và an toàn trong chuỗi cung ứng, Hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế,...

Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể làm những việc gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là ngành rất có triển vọng phát triển với mức thu nhập cao và môi trường làm việc năng động. Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực cao, nhưng hiện nay nguồn lao động trong lĩnh vực này chỉ mới đáp ứng được khoảng 40%. Vì thế, đây là ngành học tiềm năng và là xu hướng chọn lựa của nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây.
Với những kiến thức sâu về ngành nghề cùng nền tảng tiếng Anh vững vàng, sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bạn có thể trở thành nhân viên làm các công tác dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp dịch vụ vận tải; chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư. Hoặc bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của một quản lí kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải,…

Bạn cũng có thể thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch. Khi có đủ kinh nghiệm, bạn có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn, hoặc bạn có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.

Tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng làm việc ở đâu?

Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước ở lĩnh vực Logistics, vận tải, quản lý chuỗi cung ứng như: Samsung, Unilever Vietnam, Bosh, Jabil Vietnam, Nestle, BigC, Vinamilk, Vietnam Airline, VietJet,  Saigon Port, Ben Nghe Port, … Bạn cũng có thể làm việc tại các công ty vận tải và giao nhận, công ty dịch vụ logistics, kho hàng và trung tâm phân phối, trung tâm logistics,…
Cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể làm chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước về giao thông vận tải, dịch vụ logistics. Khi được trang bị thêm kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bạn cũng có thể giảng dạy về ngành học này tại các cơ sở đào tạo, trường cao đẳng, đại học.

Học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng cần những tố chất nào?

  • Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt
  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
  • Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề