Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực - Mã ngành: 7520116

Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực là gì?

Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực (tên tiếng Anh là Automototive Engineering) là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. 

👉 Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.

Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc. Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. 

Học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực là học gì?

Chương trình đào tạo cử nhân Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản, chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp và có khả năng định hướng nghiên cứu cần thiết để giải quyết những vấn đề liên quan đến triển khai và vận hành hệ thống cơ khí động lực bao gồm: vận hành, khai thác các thiết bị cơ khí, các loại máy động lực, máy xây dựng, phương tiện đường sắt. Có khả năng áp dụng các công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí động lực tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc trong các lĩnh vực cơ khí và đáp ứng kiến thức cho những bậc học cao hơn.

Học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đảm nhiệm công việc sau:

  • Kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các phòng kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực về nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất ô tô, động cơ, thiết bị thủy khí.
  • Nhân viên tại các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông, các doanh nghiệp về bảo hiểm, các công ty vận tải, khai thác thiết bị thi công, các nhà máy thủy điện, các công ty lắp máy…
  • Tư vấn, thiết kế thực hiện nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Công nghệ ô tô, động cơ đốt trong, thiết bị thủy khí tại các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
  • Vận hành, giám sát về khâu sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại công ty, doanh nghiệp.
  • Điều hành, giám sát tại các cơ sở sửa chữa ô tô-máy động lực, Showroom…
  • Nhân viên marketing tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực

Với lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí động lực, để có thể học tốt và làm việc hiệu quả, người học cần sở hữu một số kỹ năng, tố chất như:

  • Giỏi về công nghệ kỹ thuật;
  • Có sức khỏe tốt;
  • Cần cù, chịu khó, chịu được áp lực công việc;
  • Hiểu biết về cơ khí;
  • Học tốt các môn thuộc khối tự nhiên, nhất là vật lý và toán học;
  • Làm việc độc lập,…

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề