Ngành Kinh tế - Mã ngành: 7310101

Ngành Kinh tế là gì?

Ngành Kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

👉 Các Trường đào tạo ngành Kinh tế.

Học ngành Kinh tế là học gì?

Theo học ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học ứng dụng, có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế, có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội; có khả năng nghiên cứu và học tập ở bậc cao hơn.

Bên cạnh đó, khối ngành về Kinh tế  rất rộng và đào tạo rất nhiều nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy, tùy vào mục đích của từng trường sẽ có chương trình đào tạo khác nhau, ngoài các kiến thức tổng quan về Kinh tế học thì các trường còn đào tạo các kiến thức chuyên sâu như các chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Thương mại quốc tế...

Học ngành Kinh tế ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm tại các cơ quan quản lý kinh tế thuộc doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức quốc tế, phi chính phủ, tổ chức xã hội, đoàn thể… Các công việc này có thể là:

  • Các cơ quan kinh tế Nhà nước ở trung ương và địa phương;
  • Các trường Đại học, Viện nghiên cứu; các tổ chức tư vấn về các vấn đề kinh tế vĩ mô và vi mô;
  • Làm việc trong các ngành và lĩnh vực kinh tế; trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính - ­tín dụng...
  • Tiếp tục học ở các bậc sau đại học (trong và ngoài nước)  các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế & Quản lý công; Kinh tế Tài chính – Ngân hàng...);
  • Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Kinh tế 

Để học tập và làm việc tốt trong ngành Kinh tế, bạn cần có một số tố chất cơ bản sau:

  • Có tính năng động, sáng tạo, nhạy bén;
  • Yêu thích công việc mua bán, kinh doanh;
  • Có khiếu giao tiếp, đàm phán;
  • Có kỹ năng quản lý;
  • Có tầm nhìn;
  • Dám dương đầu với thử thách.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề